Chủ tịch Quốc hội quan ngại về xâm hại tình dục trẻ em
Sáng 22/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018, xem xét kiến nghị giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ảnh: Đình Nam
Trong 4 nội dung giám sát được Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề xuất có việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống bạo lực đối với trẻ em. Đây hiện là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội, đa số các gia đình có trẻ em đều lo lắng, nhất là tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em cũng báo động.
Theo bà Nga, vấn đề về bạo hành trẻ em đã được Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức giám sát từ năm 2012 tuy nhiên tình hình không mấy được cải thiện mà có dấu hiệu tăng thêm. Thực tế, vì những lí do khác nhau về tâm lý nên các con số thống kê không phản ánh đúng tình hình xâm hại trẻ em. Qua đối chiếu với các tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát cho thấy vấn đề này thỏa mãn tất cả các tiêu chí đề ra như là vấn đề bức xúc trong xã hội, gắn với các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em được quy định trong Hiến pháp, Luật trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình và nhóm các luật tư pháp.
Nhấn mạnh các vấn đề được đề xuất đều là những vấn đề bức xúc cần được giám sát nhưng vấn đề là lựa chọn giám sát ở tầm nào, kéo theo mức độ tác động và ảnh hưởng sau giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga đề xuất vấn đề về bạo hành, xâm hại trẻ em nên được giám sát ở tầm tối cao của Quốc hội hoặc giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
"Cần phải xem các nhà trẻ, các cơ sở mầm non trông giữ trẻ, thời gian qua tình hình bạo lực với trẻ em tại đây rất bức xúc. Thứ hai là tình trạng bạo lực tình dục với trẻ em cũng là vấn đề báo động" - bà Lê Thị Nga nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị đưa vấn đề xâm hại tình dục trẻ em vào chương trình giám sát của Quốc hội. Ảnh: Đình Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát việc phòng chống bạo lực đối với trẻ em và chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Số liệu được Chủ tịch Quốc hội đưa ra liên quan đến bạo lực đối với trẻ em là rất đáng quan ngại.
"Có báo cáo rất đáng ngại về kết quả phòng, chống xâm phạm tình dục trẻ em, chưa nói vấn đề xâm phạm khác. 1.717 vụ trong năm 2015, năm 2016 là 1.641 vụ, quý 1/2017 là 375 vụ, đó là phát hiện, chưa nói đến các vụ chưa phát hiện, tôi thấy vấn đề này cần được giám sát”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thí sinh hoa hậu Úc kể lại ám ảnh xâm hại tình dục kinh hoàng
- Scandal chèn ép, xâm hại tình dục đáng sợ nơi showbiz Hàn
- Nữ nghệ sĩ Úc muốn vẽ chân dung 39 phụ nữ Việt Nam bị xâm hại
- Cô bé lớp 5 bị xâm hại tự tử để lại thư tuyệt mệnh
- 5 cách ứng xử mẹ cần biết để tránh cho trẻ khỏi bị xâm hại
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua