5 cách ứng xử mẹ cần biết để tránh cho trẻ khỏi bị xâm hại
Nguy cơ cao vì sự “hồn nhiên”
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội), cách để phòng ngừa người thân xâm hại tình dục trẻ là không quá khó. Như bà mẹ trong vụ việc cụ thể ở Vĩnh Long chẳng hạn, ban đầu khi nghe con kể, chị còn không tin con mình. Chỉ khi chồng và bố chồng thú nhận thì mới bàng hoàng tin đó là sự thật.
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, ngoại trừ vấn đề pháp luật không đề cập trong bài viết này thì khi để xảy ra các vụ việc đau lòng như trên có lỗi của người mẹ. Bởi nhiều bậc phụ huynh “quá hồn nhiên” khi cho rằng, đã là người ruột thịt thì không bao giờ làm như vậy với con mình. Những chuyện tày trời như vậy chỉ xảy ra đối với kẻ bệnh hoạn, ở ngoài gia đình mình.
Cha yêu con gái bất tận nhưng có những nguyên tắc giao tiếp không được bỏ qua. Ảnh minh họa
Thực tế thì những việc tày trời như vậy, tuy không phải là phổ biến nhưng cũng không phải chưa từng xảy ra. Những vụ việc đau lòng như ta đã thấy là do những yếu tố như: Sự thiếu hiểu biết, thiếu hụt về các giá trị sống, tình dục lệch lạc…
Hiện nay, việc giáo dục con trẻ ở các bậc phụ huynh cũng còn yếu. Khâu quan trọng nhất là dạy con biết phản ứng trước hành vi xấu của người khác lên cơ thể trẻ. Như ta đã biết những kẻ tấn công tình dục trẻ em thường không tấn công trẻ ngay mà bao giờ cũng có một quá trình. Trước khi thực hiện hành vi giao cấu thì chúng đã có sự “tiếp cận”, “thăm dò” đứa trẻ bằng cách ôm ấp, đụng chạm, sờ mó từ trước. Nếu trẻ biết phản ứng quyết liệt thì những kẻ đó sẽ phải dừng lại. Thời gian dừng lại này có thể giúp cho lương tâm của chúng lên tiếng và nhờ đó có thể tránh được những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em đau lòng đã xảy ra trong thời gian qua.
5 cách ứng xử quan trọng cần làm
Theo các chuyên gia, có 5 cách ứng xử vô cùng quan trọng ở các bậc cha mẹ, đặc biệt là người mẹ để giúp con tránh được các nguy cơ bị chính người ruột thịt xâm hại tình dục.
1. Dạy trẻ nguyên tắc về vùng riêng tư trên cơ thể và cách phản ứng. Nguyên tắc không bao giờ được bỏ qua đó là nguyên tắc về vùng kín, vùng riêng tư như ngực, mông, đùi, vùng tam giác. Nơi đó người khác không được phép đụng vào.
2. Thay vì giáo dục con khái niệm “người lạ” thì bố mẹ cần dạy con khái niệm “người xấu”. Đây là khái niệm mới được đưa ra trong Chương trình Safely ever after, một chương trình bảo vệ trẻ em thông minh do Pattie Fitzgerald sáng lập. Theo các chuyên gia, “người xấu” đó có thể là bất cứ ai, khi họ có những lời nói, hành vi như: Người xấu sẽ nói với trẻ hãy giữ bí mật với bố hoặc mẹ, đừng cho bố mẹ biết hoặc cứ hành động mà đừng hỏi gì bố mẹ cả; đe dọa trẻ nói sự thật. Một người xấu sẽ cố đưa con ra khỏi vùng an toàn hoặc làm con bị tổn thương… Và đặc biệt, một yếu tố không thể loại trừ để nhận ra “người xấu” đó là khi họ đụng chạm vào vùng riêng tư của mình.
3. Hãy cho con một niềm tin sắt đá rằng, bất cứ đứa trẻ nào cũng được cả thế giới người tốt bảo vệ. Thế giới người tốt mạnh hơn thế giới người xấu. Người xấu thường “nấp” trong bóng tối, họ hay giấu giếm và làm việc mờ ám. Khi họ tấn công hay đe dọa thì không sợ mà phải hét lên, phải bỏ chạy, phải báo lại cho người tốt biết. Người tốt đó là người luôn yêu thương con như mẹ, như bố, như bà, như ông, như chị, như một người lớn khác mà con tin tưởng…
4. Bố mẹ cần đề ra nguyên tắc giao tiếp trong gia đình. Yêu thương con nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp có văn hóa như không được đụng chạm đến vùng kín và vùng bí mật của con. Ví dụ, yêu con thì chỉ hôn trán, hôn má con. Bế con nhưng không được đụng vào vùng kín của con. Nếu vô tình đụng vào là phải xin lỗi con, bất kể đó là cha hay mẹ…
Ở Việt Nam do điều kiện và do văn hóa nên bố với con gái, mẹ với con trai mặc dù con đã lớn vẫn ngủ chung giường. Điều này cần phải tránh. Trẻ bắt đầu từ 2 tuổi trở lên, bố mẹ nên tập cho bé ngủ riêng hoặc mẹ ngủ với con gái, cha ngủ với con trai.
Tình cảm của cha mẹ với con cái lớn lao, thiêng liêng, tuy nhiên không vì thế mà tự cho phép mình vượt qua những ranh giới giao tiếp có tính chất nguy cơ…
5. Các bà vợ hãy nói với chồng mình về việc thực hiện các nguyên tắc giao tiếp thể hiện tình yêu thương được phép và không được phép đối với con. Mục đích là giúp con nhận thức rõ đâu là yêu thương, đâu là lạm dụng để khi ra ngoài con không bị kẻ ấu dâm lợi dụng. Ngoài ra việc này cũng có tác dụng “nhắc khéo” chồng mình thực hiện các nguyên tắc giao tiếp trên mà không khiến chồng tự ái hay hiểu nhầm. Khi đề cập chuyện tế nhị này với chồng, các bà vợ phải lưu ý nhắc đi nhắc lại đó là nguyên tắc cho cả bố, cả mẹ và con. Thay vì “anh phải thế này, anh phải thế kia” thì “anh và em phải thế này, phải thế kia”… Đặc biệt, khi đề ra các nguyên tắc về ứng xử cần phải trên tinh thần xây dựng một lối sống văn hóa có hiểu biết chứ không phải là nghi ngờ, đề phòng lẫn nhau. Bởi sự nghi kỵ là thủ phạm số một mang đến sự bất hòa, giết chết hạnh phúc gia đình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Ứng xử của người lớn khiến trẻ bị 'xâm hại' thêm một lần nữa
- Trẻ bị xâm hại tình dục có thể tự sát sau nhiều năm
- Độ tuổi trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng giảm, có cháu mới 1 tuổi cũng bị xâm hại
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua