Ứng xử của người lớn khiến trẻ bị 'xâm hại' thêm một lần nữa
1. Quá phẫn nộ nhưng mải bày tỏ mà quên mất trấn an tâm lý cho trẻ. Lúc này là lúc đứa trẻ cần được sự trấn an nhất. Những câu nói có tác dụng trấn an trẻ đó là “không sao đâu, mẹ đã ở đây với con”; “Mẹ tin con”, “Con có quyền được bảo vệ”, “Mẹ sẽ bảo vệ con bằng bất cứ giá nào”. “Bất kể chuyện gì xảy ra thì mẹ vẫn tin con”…
Người thân đương nhiên là có phẫn nộ nhưng phải trấn an trẻ. Trẻ cần tiếp xúc về mặt thể chất. Cần một cái ôm của người mẹ. Nhưng người bố phải thận trọng, bởi sau khi bị xâm hại tình dục, đứa trẻ dễ rơi vào trạng thái sợ tất cả nam giới.
2. Quá bình tĩnh và sáng suốt cũng làm trẻ bị tổn thương. Có một số người họ hàng quá tỉnh táo lạnh lùng. Họ thường có cách nói “xem đã”, “bình tĩnh đã”, “chắc gì đã phải như vậy”… Thậm chí có người họ hàng còn trách mắng đứa trẻ. Hành động như vậy là bởi những người này không hiểu được vết thương lòng đang diễn ra âm thầm đau đớn như thế nào của trẻ. Thái độ này của người lớn sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy người nhà không bênh vực. Có những đứa trẻ nhiều năm sau vẫn chưa kết nối lại được tình thân với những người họ hàng đó. Vì vậy, lúc nào đứa trẻ cũng giữ sự xa cách nhất định.
3. Ảnh hưởng từ công tác điều tra, xét hỏi. Quá trình điều tra xét hỏi bây giờ có sự điều chỉnh nhất định nhưng vẫn còn nhiều trường hợp quá trình điều tra đã gây ra sang chấn về mặt tâm lý rất nghiêm trọng cho nạn nhân. Đó là những trường hợp quá trình điều tra quá dài, trẻ phải làm việc quá lâu, quá nhiều với công an, cảnh sát. Đó là chưa nói đến việc trẻ phải ngồi đối chất với các cơ quan công quyền, phải trả lời những câu hỏi về việc bị xâm hại mà không được chuẩn bị về mặt tâm lý. Có trường hợp nạn nhân được điều tra ở trụ sở công an xã, rất nhiều người đứng quanh cửa sổ xem rồi chỉ trỏ bé. Lối ứng xử này làm cho đứa trẻ bị tổn thương trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn về tâm lý.
4. Thăm khám nhiều lần. Có những đứa trẻ sau đó phải đi khám để củng cố thêm bằng chứng nhưng việc này cũng khiến cho không ít nạn nhân bị tổn thương thêm một lần nữa. Ví dụ việc thăm khám mất nhiều ngày, người khám và người chứng kiến toàn là nam giới…Có một số nạn nhân mãi về sau, cứ nói đến đi khám là giật mình.
5. Bị “hỏi” quá nhiều. Ngay cả đến khâu phỏng vấn của cán bộ xã hội, cảnh sát, công an… cũng làm cho đứa bé như bị “xâm hại” thêm lần thứ 2 do bị hỏi đi hỏi lại, lặp đi lặp lại quá nhiều lần câu trả lời: Bị sờ ở đâu? Bị tấn công chỗ nào?...
Việc phỏng vấn một đứa trẻ bị xâm hại tình dục theo cách đó sẽ làm cho nỗi đau bị xâm hại của trẻ càng trở nên nặng nề kinh khủng hơn.
Theo nguyên lý, việc phỏng vấn chỉ nên đưa mô hình búp bê để trẻ chỉ. Ở các nước phát triển, việc phỏng vấn nạn nhân là trẻ em bị xâm hại tình dục thường được tiến hành bởi một cán bộ tâm lý, họ là người trực tiếp hỏi trẻ chứ không phải là công an, cảnh sát. Việc “đối chất” vì thế sẽ được thực hiện bởi hai phòng biệt lập được gắn với nhau bằng chiếc bộ đàm. Một phòng là đứa trẻ và cán bộ tâm lý, kết nối với phòng của cán bộ điều tra qua chiếc bộ đàm.
6. Sự kỳ thị của những người xung quanh. Đó là việc họ hàng, làng xóm, bạn bè nhìn trẻ bằng những ánh mắt dò xét, thương hại, bàn tán... Có trường hợp nạn nhân được thầy cô giáo quan tâm nói rằng “có chuyện gì thì nói với thầy cô”, nhưng khi trẻ giơ tay phát biểu thì ngay lập tức có tiếng dè bỉu của bạn bè “Bị thế còn phát biểu”… Bởi thế mà đối với trẻ, mỗi ngày đi học là một ngày phải chịu đựng.
Không hiếm những trường hợp nạn nhân sau khi ra tòa được tòa tuyên bố là gia đình được nhận tiền bồi thường bằng thế này, thế kia. Mặc dù đã được tòa tuyên bố nhưng khi bản thân gia đình chưa nhận được một đồng bồi thường nào thì hàng xóm đã kỳ thị theo cách “bán cả con để lấy tiền bồi thường”…
7. Đổ lỗi cho mình. Đối với những gia đình có con bị xâm hại tình dục, họ thường phải mất thời gian, mất tiền bạc, mất cả công việc để đấu tranh đưa kẻ ác ra ánh sáng. Đôi lúc vì không tránh được sự mệt mỏi, trong lúc cáu giận mà bố mẹ có thể thốt lên những câu như “sao con lại như vậy”, “mẹ khổ lắm con có biết không”…Việc bố mẹ thể hiện sự mệt mỏi trong quá trình bảo vệ trẻ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, tất cả là tại mình. Trong khi trẻ vốn đã có xu hướng đổ lỗi cho bản thân trong các vụ xâm hại tình dục, nên khi bố mẹ thể hiện sự mệt mỏi sẽ càng khiến cho đứa trẻ khó thoát khỏi cảm giác bất an, mặc cảm và xấu hổ về bản thân mình.
Trẻ thường rơi vào tâm lý tự đổ lỗi cho bản thân, rằng vì mình mà gia đình mới mệt mỏi như thế.
8. Được bảo vệ thái quá. Sau khi bị phát hiện, hiện nay có một số gia đình có xu hướng bảo vệ thái quá như: Cho nghỉ học, chuyển địa phương. Cách này sẽ khiến cho toàn bộ cuộc sống của trẻ bị xáo trộn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phụ huynh 'tố' bảo vệ trường tiểu học dâm ô với học sinh
- Con khóc sướt mướt khi phụ huynh 'lỡ' vượt đèn đỏ
- Nhiều phụ huynh đang vi phạm Luật Trẻ em đối với con em mình
- Bênh con, phụ huynh đánh học sinh lớp 3 nhập viện
- Phụ huynh phải làm gì khi con 'buồn chết đi được'?
- Những biểu hiện con có thể đã bị xâm hại tình dục, cha mẹ cần lưu ý
- Nhận diện kẻ xâm hại tình dục trẻ em mà bố mẹ không ngờ tới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua