Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng đầy đủ
Ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Vào ngày này, mọi người thường đi lễ chùa, cầu mong an lành cho bản thân và gia đình. “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay 'Cúng rằm cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng' là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Việc chuẩn bị mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng để cầu bình an cho cả gia đình cũng rất quan trọng. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng Phật, cúng thần linh và cúng gia tiên.
Cỗ mặn truyền thống
Hầu hết với những gia đình không theo đạo Phật, mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn cúng vào giờ Ngọ. Mâm cỗ mặn truyền thống vẫn phổ biến hơn cả. Về cơ bản thì hầu như mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán. Mâm cỗ mặn có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ở, vị chua của đĩa dưa muối, vị ngọt của bánh. Đồng thời có 10 món gồm 4 bát và 6 đĩa tạo nên một mâm cỗ đầy đủ cầu mong mọi điều tốt lành.
Những món ăn trong mâm cỗ cúng Tết Nguyên tiêu cũng thể hiện ước mong của người Việt ta. Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi của muôn loài, thịt lợn đã chế biến thuộc về âm, dưa hành rau của là dương, âm dương hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.
Ngoài các món canh, thịt thì không thể thiếu cơm tẻ, bởi đó là lương thực hàng ngày. Trong mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm có dương, bát nước chấm hình tròn ở giữa tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim. Mâm cỗ mặn cũng cần có đầy đủ các vị: vị mặn của nước chấm, vị cay của ở, vị chua của đĩa dưa muối, vị ngọt của bánh.
Đối với người Việt, mâm cỗ trong ngày Tết Nguyên tiêu dù mặn hay chay cũng đều thể hiện mong muốn của người dân về một năm mới an lành, đủ đầy và yên ấm.
Cỗ chay
Bên cạnh mâm cỗ truyền thống, nhiều gia đình quan niệm nằng rằm tháng Giêng là ngày tránh sát sinh, nên ăn chay để cầu mong điều may mắn, giải hạn cho cả năm, nên họ thường chọn mâm chỗ chay để cúng với mong muốn một năm an lành.
Xem thêm: Chè trôi nước ngũ sắc cho Rằm tháng Giêng
Theo Tạp chí món ngon, lễ vật cho mâm cỗ chay thường là hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không có hương liệu... và nhiều người có thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa mọi việc hanh thông, trôi chảy cho cả năm.
Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là mỗi món ăn một màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, màu đỏ là hành hỏa, màu xanh là hành mộc, màu đen là hành thổ, màu trắng là hành thủy và màu vàng là hành kim. Mâm cỗ chay thường có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trăng (thủy), và vàng (kim).
Vì thế, mâm cỗ chay thường có các món rau củ xào hoặc luộc và có thêm bánh trôi nước với mong muốn cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Ngọc Diệp (Tổng hợp)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Xem thêm video: [mecloud]dyk1q6xvWm[/mecloud]
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- Nấu phở bò sốt vang muốn thịt mềm, thơm ngon nhớ thêm gia vị này
- Thả thứ này vào luộc cua ghẹ thịt chắc nịch thơm ngon, đậm đà ai cũng thích
- Cơm nguội còn thừa đừng rang theo cách cũ, làm thế này ăn ngon, trẻ con cũng thích
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua