Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp sữa bò hay sữa đậu nành tốt hơn cho trẻ
Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, là sản vật có nguồn gốc từ Mãn Châu, Trung Quốc. Tính đến nay, hạt đậu nành đã tồn tại khoảng 5.000 năm và đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nó trở thành thực phẩm quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình.
Đậu nành có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các sản phẩm khác như: đậu phụ, nước tương, sữa đậu nành… Các thống kê cho thấy, dù có nhiều cách thức chế biến khác nhau, thế nhưng, chế phẩm nổi bật nhất vẫn là sữa đậu nành. Đây không chỉ là thức uống được ưa chuộng của người lớn và trẻ nhỏ.
Ước tính, mỗi năm, nước ta tiêu thụ khoảng 500 triệu lít sữa đậu nành, tương đương với 1,5 triệu lít mỗi ngày. Với nhiều người lớn, sữa đậu nành là thức uống không thể thiếu mỗi ngày, tuy nhiên, với trẻ nhỏ, lượng sữa đậu nành được sử dụng có vẻ ít hơn, do tâm lý ưu tiên sử dụng sữa bò của các bậc cha mẹ.
Nên sử dụng xen kẽ 2 loại sữa
Theo TS.BS Cao Thị Hậu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 100g đậu tương cho chúng ta khoảng 400 kcal và nếu so sánh với sữa bột tách bơ, nó là tương đương. Ngoài giá trị năng lượng, 100g đậu tương còn cung cấp 34g đạm, 18,5g chất béo, đường bột là 20g cùng hàm lượng phong phú các dưỡng chất khác như: kali, canxi, phốt pho, sắt..
Trong khi đó, 1 lít sữa bò nguyên kem sẽ có khoảng 670kcal, 29g chất đạm, 990g canxi, 76mg magiê... Như vậy, nếu so sánh với sữa bò, chất đạm trong sữa đậu nành nhiều hơn, tuy nhiên, hàm lượng canxi lại thấp hơn. Nếu chất béo trong sữa bò là loại bão hòa không có lợi thì chất béo trong sữa đậu nành lại là loại không bão hòa, rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa đậu nành lại có hàm lượng chất xơ tự nhiên dồi dào, tốt cho đường tiêu hóa, trong khi đó, sữa bò lại gần như không có thành phần này.
Như vậy, với trẻ nhỏ, sữa đậu nành và sữa bò đều tốt, thế nên, chúng ta nên kết hợp cả hai loại sữa với nhau để các thành phần dinh dưỡng có thể bổ trợ cho sự phát triển của trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ uống sữa bò và sữa đậu nành theo tỷ lệ 1:1. Và với sữa đậu nành, trẻ không nên uống quá 200ml/ngày nếu không dễ dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Cũng vì lý do này mà chúng ta không nên thay thế hoàn toàn sữa bò bằng sữa đậu nành.
Lưu ý khi bảo quản sữa đậu nành
Theo TS.BS Cao Thị Hậu, tốt nhất là nên tự mua đậu nành và chế biến thành sữa đậu nành ở nhà. Trong trường hợp không có thời gian thì chúng ta nên lựa chọn những thương hiệu sữa lớn, có uy tín và tránh mua những loại sữa đã được đóng gói sẵn trong túi nilon. Bởi vì, đa phần các loại sữa này đều được đóng gói khi nóng và nhiệt độ sẽ làm các hóa chất độc hại trong túi bay hơi, ngấm vào sữa.
Đã từng có không ít trường hợp bị ngộ độc, cấp cứu bởi vì uống phải sữa đậu nành bị nhiễm khuẩn ở các hàng quán vỉa hè. Thậm chí, ngay cả với sữa tự nấu ở nhà, nguy cơ ngộ độc cũng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như chúng ta không biết cách bảo quản. Theo đó, sữa đậu nành tự nấu nhất thiết phải để trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt vì nhiệt độ có thể làm một số vitamin và khoáng chất trong sữa mất đi.
Trước khi bảo quản sữa, bạn cần để sữa nguội hoàn toàn, tránh tình trạng nước bị hấp hơi, chảy ngược xuống, khiến sữa dễ bị đông. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên cho trẻ sử dụng sữa trong vòng 24 giờ sau khi nấu vì quá thời gian này, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa đã bị giảm, chất lượng sữa không còn giữ được hương vị như lúc đầu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Nghiên cứu mới: Sữa mẹ có khả năng phòng chống ung thư cho trẻ nhỏ
- Phao cổ có thể trông dễ thương, nhưng cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ
- Đừng chủ quan khi rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua