Dòng sự kiện:

Chuyên gia: Trẻ không cần nhiều muối như mẹ vẫn nghĩ

16:39 02/07/2015
Cơ thể con người cần muối để hoạt động và muối là chất mà cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc nêm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối.

Một số bà mẹ khi chế biến thức ăn cho con thường cố nêm nếm thêm chút muối hoặc nước mắm nhằm mục đích tăng hương vị cho món ăn và giúp bé ngon miệng hơn. Số khác lại kịch liệt phản đối việc cho trẻ ăn muối khi chưa được 1 tuổi. Cần nói: cơ thể con người cần muối để hoạt động và muối là chất mà cơ thể không tự tái sản xuất. Do đó, việc nêm muối vào khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em vẫn luôn khuyên các bà mẹ không nên cho con ăn muối.

Mẹ có biết, con không cần ăn nhiều muối như người lớn.

Trẻ sơ sinh ăn muối sẽ nguy hại đến thận và tim mạch, não bộ.
Khi mẹ bắt đầu cho con ăn dặm, thường là vào thời điểm 6 tháng tuổi, thận của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa lượng muối ăn vào. Mặt khác, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc trẻ ăn quá nhiều muối sẽ càng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, não và cao huyết áp sau này.
Ta có thể hiểu như sau: Khi trẻ ăn, cơ thể sẽ tiếp nhận những chất dinh dưỡng cần thiết. Chất thải và các chất không tiêu sẽ được truyền vào máu. Lúc này, thận sẽ có nhiệm vụ lọc. Cơ thể trẻ là một bộ máy còn non nớt và thận lại là một trong những bộ phận mỏng manh nhất. Khi bị làm việc quá tải, thận sẽ rất dễ không lọc hết được lượng muối trẻ tiếp nhận vào. Từ đó, muối đọng lại trong máu tích tụ lâu dần sẽ gây tổn hại cơ thể và não bộ.
Muối “ẩn” trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày
Cho muối vào thức ăn của trẻ ăn dặm không chỉ nguy hại mà còn là không cần thiết. Muối có tác dụng tạo vị ngon cho món ăn, bảo quản thức ăn được lâu và một số loại thực phẩm khi chế biến lại không thể thiếu muối. Do đó, khi sản xuất, các hãng thực phẩm cũng đã cho rất nhiều muối vào sản phẩm của mình. Có thể kể đến một số loại thực phẩm chế biến sẵn như: pho mát, thịt nguội, xúc xích, mì ăn liền, ngũ cốc ăn liền, sốt salat, bánh mì, hải sản đông lạnh, bột ca cao, đậu phụ, bơ, snack, bánh qui…

Hãy sáng suốt khi quyết định lượng muối khi cho vào thức ăn của con.

Lượng muối trẻ sơ sinh cần là vô cùng nhỏ (không nhiều hơn 1gram một ngày cho đến 12 tháng tuổi). Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó, với trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi, khi sữa vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu, lượng muối trẻ nhận được mỗi ngày qua sữa là hoàn toàn đủ cho hoạt động của cơ thể.

Không cho muối vào thức ăn, trẻ có biết “vô vị”.

Mẹ nếm thử thức ăn của bé sẽ cảm thấy “vô vị” bởi vị giác của chúng ta đã quen với việc phải có muối. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, vị giác của các con chỉ như “tờ giấy trắng” không hề biết rằng thức ăn sẽ “có thể” ngon hơn nếu có muối. Từ đó, khó có khả năng trẻ đòi ăn muối nếu chính người lớn chúng ta không tự tạo thói quen cho trẻ.
Mặt khác, thức ăn “không muối” không có nghĩa rằng chúng “không hương vị”. Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các gia vị tự nhiên khác để thay thế muối cho con như tỏi, gừng, quế, bạc hà, vani, hạt tiêu, hành, hẹ… Chỉ một lưu ý nhỏ: mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng cơ thể con mỗi khi cho bé làm quen với một loại gia vị mới nhé.

Trẻ em tuyệt đối không nên ăn nhiều muối, chỉ cần một lượng nhỏ natri trong các bữa ăn là đủ cần thiết cho việc duy trì khối lượng máu và huyết áp và chức năng các cơ và dây thần kinh.

Sự thật là bé chỉ cần 1 lượng rất ít muối.

Nhưng thực tế là hầu hết trẻ em đều tiêu thụ quá nhiều muối. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tìm thấy rằng 90% trẻ em ăn ít nhất 1.000 mg natri/ ngày. Điều này cho thấy lượng muối dư thừa trong cơ thể trẻ là rất lớn.

Một chế độ ăn có hàm lượng natri cao có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao. Các báo cáo tương tự của CDC chỉ ra rằng cứ 6 trẻ em ở độ tuổi từ 8-17 thì có 1 trẻ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Bệnh huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và suy thận. Thêm vào đó, thực phẩm có lượng natri cao thì thường cũng có lượng calo và chất béo cao, từ đó tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh béo phì.

Theo các chuyên gia thì trẻ từ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối mỗi ngày, từ 6 tháng đến 1 tuổi thì bé cần 1g/ngày. Như vậy, với bé dưới 6 tháng thì lượng muối này đã có trong sữa mẹ hoặc sữa bột không cần thiết phải bổ sung thêm. Với bé từ 6 tháng đến 1 tuổi thì lượng muối bé cần có trong các loại thực phẩm mà mẹ cho bé ăn dặm như thịt, cá, bột ngũ cốc, rau thịt…Do đó, với bé dưới 1 tuổi, mẹ nên cho bé ăn nhạt, không nêm nếm muối vào thức ăn bé. Hãy đợi đến khi cơ thể bé hoàn thiện (trên 1 tuổi bé cần 2g muối/ngày) rồi mới bắt đầu cho muối vào thức ăn với lượng phù hợp.

Trẻ em tuổi từ 1-3 không nên tiêu thụ quá 1.000 mg natri mỗi ngày; Ở lứa tuổi 4-8, lượng natri cần thiết là 1.200 milligrams và với trẻ em lứa tuổi 9-18 là 1.500 mg.

Một trong những nguồn thực phẩm có lượng natri cao mà cha mẹ không chú ý đến là các loại thực phẩm chế biến và đóng gói bao gồm pizza, thịt nguội và pho mát... Dưới đây là một số cách để cắt giảm lượng natri, muối trong cơ thể của bé.

1. Cung cấp nhiều loại trái cây và rau quả

Trẻ em cần nhiều trái cây, rau quả mỗi ngày. Đồ ăn tươi một loại thực phẩm lý tưởng đối với trẻ, không nên để đông lạnh, thậm chí bạn còn có thể đóng hộp đồ ăn lại mà không bỏ thêm muối vào đó.

2. Đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng

Khi xem ở các nhãn hàng thực phẩm, bạn sẽ ngạc nhiên bởi hàm lượng natri trong thực phẩm có vẻ lành tính như ngũ cốc, nước sốt và nước chấm, thậm chí ngay cả các loại thực phẩm có nhãn "hữu cơ", "tự nhiên" và "gluten-free" không thể có hàm lượng natri thấp. Hãy xem các loại thực phẩm có nhãn "chất béo thấp" hoặc "không béo", chúng sẽ có mùi vị rất ngon.

3. Hãy cảnh giác với việc "giảm hàm lượng natri"

Thực phẩm ít muối hoặc giảm hàm lượng natri có vẻ như  là một ý tưởng tốt, nhưng bạn cũng phải luôn đảm bảo rằng có  ít nhất là 25% hàm lượng cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.

4. Hãy thử nghiệm với các loại hương vị khác nhau

Thay vì việc thêm muối hoặc gia vị hỗn hợp trong khi nấu ăn thì mỗi ngày bạn thử giảm lượng muối dần dần và các bữa ăn sau đó thậm chí còn cần đến nó. Tốt hơn, sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị để thêm rất nhiều hương vị mà không cần thêm natri

5. Thực hiện các thay đổi nhỏ

Mặc dù trẻ em có thể quen hương vị của muối có trong các loại đồ ăn rồi nhưng bằng cách giảm từ từ hàm lượng trong mỗi bữa ăn, trẻ em sẽ dần dần nhận ra rằng hương vị thực sự của các loại thực phẩm mới thực sự là tuyệt vời.

6. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh

Tránh sử dụng đồ ăn nhanh càng nhiều càng tốt. Nếu đi ăn ngoài, bạn nên đặt trước một bữa ăn theo yêu cầu của bạn là giảm hàm lượng muối có trong khẩu phần ăn của trẻ.

7. Bố mẹ hãy là một hình mẫu cho các con của mình

Khi cha mẹ có một chế độ ăn uống hợp lí thì trẻ em cũng sẽ bắt chước bố mẹ của chúng. Vì vậy, bắt đầu làm thay đổi chế độ ăn uống của gia đình bạn và chắc chắn ông bà và những người chăm sóc trẻ cũng có một chế độ ăn hoàn hảo. Chắc chắn, sự thay đổi sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng tương lai thì sức khỏe của con bạn sẽ là câu trả lời cho những gì bạn làm ngay từ ngày hôm nay.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)/ Theo ĐSPL