Chuyện làm dâu ở hòn đảo luôn trong tình trạng thiếu phụ nữ
Khi Athaya Slaetalid rời quê nhà Thái Lan để cùng chồng sang Quần đảo Faroe, nơi mùa đông kéo dài sáu tháng, cô chỉ biết ngồi bên cạnh lò sưởi suốt ngày:
“Mọi người bảo tôi đi ra ngoài hít thở khí trời, nhưng tôi chỉ trả lời rằng hãy để tôi yên, tôi rất lạnh,” Athaya nhớ lại. Cô đã gặp chồng, Jan khi anh làm việc ở Thái Lan.
Vùng quần đảo nằm gần cực Bắc luôn trong tình trạng "khát vợ" vì chênh lệch giới tính.
Jan biết trước rằng việc đưa vợ mình đến với nền văn hoá, thời tiết và phong cảnh quê anh sẽ là một thách thức.“Tôi hơi lo lắng, bởi vì mọi thứ cô ấy để lại và những thứ cô ấy đón nhận đều trái ngược nhau. Nhưng tôi hiểu Athaya, cô ấy sẽ ứng phó tốt,” anh Jan khẳng định.
Athaya sống cùng chồng và con trai tại vịnh. Cô đã thay đổi rất nhiều để thích nghi với cuộc sống nơi xứ lạ.
Hiện có hơn 300 phụ nữ Thái Lan và Philipin sống ở Faro. Tuy không quá nhiều, nhưng trong cộng đồng 50.000 người, họ vẫn là dân tộc thiểu số đông nhất trên 18 hòn đảo nằm giữa Na Uy và Iceland.
Trong những năm gần đây, Faro trải qua sự suy giảm dân số do những người trẻ tuổi bỏ đi và không trở lại. Phụ nữ trong vùng thường chọn định cư ở nước ngoài.
Theo Thủ tướng Axel Johannesen, Faro có mức "thâm hụt giới tính" vào khoảng 2.000 phụ nữ.
Điều này khiến những người đàn ông Farao vượt qua đại dương để đến châu Á tìm kiếm tình yêu đích thực.
Các cặp vợ chồng quen biết qua mạng internet, các trang web hẹn hò thương mại, mạng xã hội hoặc do các cặp đôi Á – Âu giới thiệu.
Đối với những người mới đến, cú sốc văn hoá dường như là rào cản lớn nhất.
Quần đảo thanh bình có dân số chỉ khoảng 50.000 người và các cô dâu châu Á là dân tộc thiểu số đông nhất tại đây.
Dù là một phần của Vương quốc Đan Mạch, Faro có ngôn ngữ riêng của họ (có nguồn gốc từ tiếng Na Uy cổ) và một nền văn hoá rất đặc biệt.
Thịt cá hun khói, cá hồi khô, thịt cá voi và thỉnh thoảng cá mập là nét điển hình của ẩm thực nơi đây, hoàn toàn không có các loại thảo mộc truyền thống và gia vị châu Á.
Dù đảo không lạnh giá như Iceland lân cận, một ngày hè “oi bức” là khi nhiệt độ lên đến 16 ° C.
Athaya hiện kinh doanh nhà hàng ở Torshavn, thủ đô của xứ Faroese. Cô và Jan cùng vun đắp một tổ ấm bên bờ biển, bao quanh bởi những ngọn núi.
“Sau khi sinh con trai Jacob, tôi ở nhà cả ngày và không ai nói chuyện với ai. Các dân làng khác đều lớn tuổi và hầu hết không nói được tiếng Anh. Không có đứa trẻ nào để Jacob cùng chơi đùa,” Athaya nhớ lại.
Nhưng sau đó, khi Jacob bắt đầu học mẫu giáo, Athaya khởi nghiệp và gặp gỡ các phụ nữ Thái khác. Điều đó giúp mang lại cho cô hương vị quê nhà.
Krongrak Jokladal cũng cảm thấy bị cô lập lúc vừa đến đảo. Chồng cô, Trondur là một thuỷ thủ và thường đi xa nhà vài tháng một lần.
Krongrak Jokladal đi nửa vòng Trái Đất để tìm kiếm tình yêu và thực hiện mơ ước của mình.
Cô mở tiệm xoa bóp kiểu Thái ở trung tâm của Torshavn. Mặc dù bố mẹ chồng giúp đỡ chăm sóc cháu, điều hành kinh doanh luôn khiến cô bận rộn.
Trước đây, Krongrak là người đứng đầu bộ phận kế toán của chính quyền địa phương tại Thái Lan. Nhưng ước mơ lớn nhất của cô lại là điều hành công việc kinh doanh của riêng mình.
Ngay cả đối với nhiều phụ nữ Á Châu có trình độ học vấn cao ở Faro, rào cản ngôn ngữ buộc họ phải làm việc ở mức độ thấp hơn.
Axel Johannesen, thủ tướng, nói rằng giúp đỡ những người mới vượt qua được điều này là điều mà chính phủ coi trọng.
Ông nói: “Các phụ nữ Châu Á đã tham gia rất tích cực trong thị trường lao động. Một trong những ưu tiên của chúng tôi là giúp họ học tiếng Farao, thông qua các lớp học ngôn ngữ miễn phí”.
Kristjan Arnason nhớ lại nỗ lực mà vợ của ông, Bunlom, đến Faro từ Thái Lan vào năm 2002 dành cho việc học ngôn ngữ: “Sau một ngày dài làm việc, cô ấy luôn ngồi đọc từ điển Anh-Faeroese với quyết tâm phi thường”.
Bunlom từng nói với Kristjan rằng nếu gia đình về đây, anh ấy phải tìm cho cô một công việc. Kết quả, Bunlom làm tại một khách sạn nên phải học cách nói chuyện với khách”.
Kristjan giữ đúng lời hứa tìm một công việc cho vợ, Bunlom. Nhờ yêu cầu công việc, Bunlom nhanh chóng thành thạo ngôn ngữ địa phương.
Trong thời đại khi di dân trở thành chủ đề nhạy cảm tại nhiều nơi ở Châu Âu, xã hội ở quần đảo lại luôn thân thiện với những người ngoại quốc.
Athaya Slaetalid kể rằng một số người bạn Thái Lan đã hỏi tại sao cô không rời ngôi làng nhỏ của mình và di chuyển đến thủ đô, nơi gần 40% cư dân đảo Faroe hiện đang sinh sống và Jacob sẽ có thêm bạn bè ở đó.
Nhưng Athaya không phải dọn đi. Cô hạnh phúc ở ngôi làng nhỏ, nơi không chỉ giúp cô hòa nhập mà còn tạo ra một cuộc sống mới cho cả gia đình.
Hàng ngày, Jacob chơi đùa cạnh bãi biển, thích thú ngắm từng đàn cừu dạo chơi trên các ngọn núi xung quanh, Ông bà nội của cậu bé cũng sống gần đó.
Vùng đất thanh bình là điều giữ chân những cô dâu xa xứ
Hoàn toàn không có ô nhiễm và tội phạm, có thể nói đây là thiên đường để một đứa trẻ lớn lên.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Top 4 con giáp nữ có số được làm dâu nhà giàu
- Mẹ ơi Tết đầu tiên làm dâu mới, con chẳng về phụ giúp được mẹ cha!
- Cách làm đậu phụ tẩm bột chiên xù cho ngày mưa gió
- Học làm đậu phụ chiên cay - mê ngay tức khắc
- Mẹ cũng từng làm dâu, sao cứ làm khổ con dâu mình?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua