Cô giáo trông trẻ chia sẻ bí kíp luyện bé ngồi bô thành công sau 1 tuần
Việc tập cho bé ngồi bô là mối bận tâm lớn của nhiều phụ huynh. Không ít phụ huynh than thở rằng con mình không biết ngồi bô như con nhà chị Thảo. Nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng không cần phải đào tạo trẻ việc ngồi bô tự vệ sinh vì nghĩ rằng lớn lên trẻ sẽ tự khắc tiếp thu được bằng bản năng... Tuy nhiên họ không biết rằng, việc đào tạo ngồi bô cho trẻ là một cột mốc quan trọng, nó đánh dấu tiến độ đầu tiên của con mình khi bước sang giai đoạn phát triển mới của cuộc sống.
Một người cha mới đây chia sẻ câu chuyện anh đã phải vất vả như thế nào để luyện cho cậu con trai ngồi bô trong suốt 2 năm cho tới khi họ tới sống ở Trung Quốc. Tại đây, người cha đã gửi con vào một cơ sở chăm sóc trẻ ở địa phương.
Trong mắt những người phụ nữ ở cơ sở trông trẻ, những bé 2 tuổi mà vẫn còn đóng bỉm được coi như "chưa tiến hóa". Người cha bày tỏ: "Ngay cả những đứa trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói cũng đã biết kéo váy cô trông trẻ để thông báo việc bé muốn được ngồi bô đi vệ sinh".
Nhưng rõ ràng, các cô trông trẻ biết rõ cần phải làm gì với cậu bé 2 tuổi vẫn đóng bỉm của ông bố này. Sử dụng phương pháp "giao tiếp loại trừ", họ đã thành công trong việc giúp bé trai đi tiểu tiện trong nhà vệ sinh chỉ sau 1 tuần.
Trẻ mặc những chiếc quần rách đũng là hình ảnh quen thuộc ở Trung Quốc (Ảnh minh họa).
Theo Tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Sarah Buckley (Đại học Otago, New Zealand) giải thích trên blog của mình: "Giao tiếp loại trừ về cơ bản tương tự cách luyện ngồi bô cho bé sơ sinh. Đó là việc hướng dẫn bé ngồi bô hay vào nhà vệ sinh khi có nhu cầu từ khi còn rất nhỏ - thường lúc mới sinh cho tới 4 tháng tuổi".
Một số cha mẹ sử dụng phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn việc dùng bỉm và đưa nhanh đứa trẻ vào nhà vệ sinh sau khi quan sát dấu hiệu bé muốn đi tiểu/đại tiện, hoặc chỉ thỉnh thoảng họ mới dùng bỉm, chứ không phải thường xuyên.
Quy tắc cơ bản của phương pháp "giao tiếp loại trừ" là quan sát dấu hiệu trẻ muốn đi tiểu tiện hay đại tiện. Ví dụ, Tiến sĩ Buckley tiết lộ, với con cô, một trong những dấu hiệu cho thấy bé muốn đi đại tiện là bé sẽ uốn éo người, vặn vẹo tay chân một chút và tỏ vẻ khó chịu. Một dấu hiệu khác là xì hơi. Nhưng lý do duy nhất cô có thể nắm bắt những dấu hiệu trên ở con là bởi Buckley không cho con mặc bỉm nữa. Trước khi 14 tháng tuổi, con cô đã hoàn toàn từ biệt bỉm.
Trở lại với cách luyện bé ngồi bô của cha mẹ Trung Quốc, có một chút khác biệt. Ở đây, trẻ thường được cho mặc những chiếc quần đã được cắt thủng phần đũng. Nói cách khác, đó là những chiếc quần đặc biệt với phần lỗ thủng lớn ở ngay nơi mà trẻ sẽ tè hoặc ị qua đó. Theo lý giải của ông bố trên, trong khi bạn có thể nghĩ làm thế thật mất vệ sinh, thật kinh tởm, phương pháp này thực sự hiểu quả. Về bản chất, nó chỉ là một biến thể văn hóa của phương pháp "giao tiếp loại trừ" mà thôi.
Khi nào bắt đầu đào tạo bé ngồi bô
Thời gian để bắt đầu đào tạo bé ngồi bô thích hợp nhất là khi bé đã sẵn sàng để rời bỏ chiếc tã.
Đó là khi bạn thấy bé đã sẵn sàng. Càng thúc ép việc này sớm trước khi con trẻ sẵn sàng thì công việc càng căng thẳng hơn, nhiều "tai nạn" hơn với thảm hay sàn nhà và khả năng thành công càng khó khăn hơn. Độ tuổi trung bình để các bé sẵn sàng ngồi bô là khi bé được 24 đến 25 tháng tuổi, hoặc bạn cũng có thể dựa trên các biểu hiện sau để chọn thời điểm thích hợp:
- Tã của bé vẫn khô ráo vào buổi sáng
- Bé chỉ tè vào ban ngày
- Bé nhận thức được rằng bé vừa tè hay ị
- Bé có thể gọi bạn khi bé muốn đi vệ sinh hoặc muốn được thay tã
- Bé tỏ thái độ thích thú khi thấy bố mẹ sử dụng toilet
Tuy nhiên, những biểu hiện trên cũng chỉ để bạn tham khảo vì mỗi bé có thể có những biểu hiện riêng để chứng tỏ mình đã sẵn sàng.
- Khi con bạn tỉnh dậy vào buổi sáng, thay chiếc tã sũng nước và bảo con cầm tã, nói "bye bye" và ném nó vào sọt rác.
- Cho con mặc chiếc áo phông đã chuẩn bị sẵn (bạn có thể chọn một chiếc áo phông mềm của ông xã cho bé mặc). Giải thích cho bé rằng bây giờ sẽ không còn tã để bé đi vệ sinh một cách tự nhiên như trước đây, vì thế bé sẽ phải ngồi bô từ bây giờ.
Rèn luyện trẻ ngồi bô chắc chắn thành công chỉ trong 3 ngày
Hãy khuyến khích và khen ngợi mỗi lần bé tè vào bô. Bạn có thể chuẩn bị trước một số món quà nhỏ mà bé thích để làm phần thưởng.
- Cho con ăn sáng và uống sữa hoặc một cốc nước lớn. Sau đó một lúc bạn hãy dẫn con ra bô và bảo con tè vào đó. Bạn sẽ thành công với lần đầu tiên này sau từng đó chất lỏng bé đã nạp vào dạ dày.
- Tiếp tục như thế trong thời gian còn lại nhưng bạn phải nhớ không được rời nhà trong ba ngày mà chỉ tập trung chơi, đọc sách, tô màu, xem hoạt hình và nhắc bé đi vệ sinh.
- Đặt đồ uống ngay trong tầm tay với của bạn. Cũng giống như cách bạn huấn luyện một chú chó con, nhắc bé đi bô mỗi 15 phút, trong suốt 3 ngày.
- Cắt tất cả các đồ uống và đồ ăn nhẹ sau bữa tối trong thời gian này
- Cho bé đi bô lần cuối trước khi đi ngủ
- Đặt chuông đồng hồ để đánh thức bé 2 lần vào nửa đêm để đi tiểu
- Lặp lại những việc trên trong 2 ngày tiếp theo.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cách dạy trẻ tốt nhất không phải là coi trọng kiến thức
- Cách nhận biết và dạy trẻ khi bị chậm nói so với các bạn
- 5 bước cơ bản dạy trẻ dùng đũa thành thạo
- Dạy trẻ cách sử dụng smartphone sao cho đúng
- Cha mẹ áp dụng 4 nguyên tắc vàng để dạy trẻ sống bản lĩnh
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua