Con bị say xe ô tô mẹ phải làm sao để đi về quê ăn Tết không mệt?
Thật ra, đây mới là lần thứ 3 cháu đi taxi. Không những chóng mặt, cháu còn bị ọc sữa, mặt mũi xanh lè… Chỉ một tuần nữa là cháu cùng vợ chồng tôi lên tàu hỏa đi về quê ở miền Trung, tôi rất lo lắng và không biết làm sao.
Tôi còn một đứa con trai năm nay 12 tuổi, cũng chưa từng đi tàu bao giờ, không biết cháu có dễ bị như em?
Trần Thị Mỹ Nhi, 39 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM
Hình minh họa
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM):
Thông thường thì trẻ em ít say xe hơn người lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi thì ngược lại: khi đi tàu xe, các bé rất dễ gặp tình trạng ọc sữa, nôn ói.
Nguyên nhân là do ở trẻ nhỏ, góc tâm vị dạ dày- thực quản còn khá tù. Ở người lớn, góc tâm vị này là một góc nhọn nên ngăn thức ăn trào ngược lên hiệu quả hơn. Thông thường, hệ thống này sẽ dần ổn định trước 2 tuổi nhưng có bé 1 tuổi đã ổn, có bé phải đến 2.
Cách tốt nhất để giảm say xe là bé cần được tập cho quen dần: ban đầu di chuyển bằng ô tô, taxi, xe bus… ở quãng ngắn, từ quận này qua quận kia thôi, rồi đi quãng dài dần, ví dụ đi các tỉnh gần, rồi mới đi qua đêm.
Nhưng bây giờ thời gian gia đình bạn cần di chuyển bằng tàu đã cận kề, chắc rằng khó kịp để tập. Vì vậy bạn hãy lưu ý những điểm sau để giảm bớt cảm giác khó chịu ở trẻ:
- Ăn, uống sữa xong nên để bé ngồi, vỗ lưng nhẹ cho bé ợ hơi. Đừng cho nằm ngay, thức ăn và sữa sẽ dễ trào ngược.
- Nói chuyện và chơi đùa với bé. Phản xạ gây nôn có thể vượt qua nếu như sự chú ý bị chuyển sang một vấn đề khác. Điều này đúng với cả người lớn và trẻ em, bạn hãy nhớ lại những chuyến đi vui vẻ cùng bạn bè, đùa giỡn suốt hành trình, rất khó lòng say xe.
- Khi đi tàu xe, nên cho bé ăn không quá no cũng không được để đói. Tuyệt đối không vì sợ nôn ói mà bắt bé nhịn hoặc ăn quá ít, bé sẽ càng mệt.
Với bé lớn hơn, nếu những lần đi ô tô trước bé không say xe, bạn không cần quá lo lắng vì trẻ em tuổi đó cũng ít khi say xe. Nhưng nếu bé đã say xe nặng nhiều lần thì có thể uống thuốc trước khi bắt đầu hành trình.
Tôi nhấn mạnh là phải dùng thuốc chống say xe dành riêng cho trẻ em, tuyệt đối không được sử dụng thuốc (uống hoặc dán) của người lớn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mặc áo dài cùng váy đụp: 'Bùng nổ' ý kiến trái chiều dịp Tết
- 7 loại hoa Tết các mẹ bầu nên tránh xa nếu không muốn con bị dị tật và sẩy thai
- Người Việt xưa có những tục lệ gì trước Tết?
- Hoa hồng thờ Tết đắt gấp 10 lần mà vẫn cháy hàng
- Nhật kí 16 tiếng đi đẻ kinh hoàng đúng ngày 27 Tết của bà mẹ ở Vũng Tàu
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua