Dòng sự kiện:

Con bị táo bón, cha mẹ nên làm gì?

Theo PLXH
08:42 20/03/2017
Táo bón có một tác động đáng kể đến thể chất và tâm lí/ hành vi của trẻ. Một khi việc đi cầu có thể gây đau đớn cho trẻ, chúng có thể nín đi cầu để tránh bị đau hơn.

Táo bón - vấn đề thường gặp ở trẻ em

Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ em. Hầu hết mọi trẻ em đều mắc phải vấn đề này ở một lúc nào đó. Táo bón là trường hợp trẻ đi cầu ít thường xuyên, ra phân cứng, gây đau đớn trong một khoảng thời gian dài.

Táo bón có một tác động đáng kể đến thể chất và tâm lí/ hành vi của trẻ. (Ảnh: Gia đình)

Táo bón là tình trạng thường xuyên gây đau bụng và chán ăn ở trẻ. Khi chúng ta ăn, có một phản xạ ruột gọi là “Phản xạ dạ dày- đại tràng” (Gastro – colic reflex), cơ chế này làm cho đại tràng co thắt, tạo nên nhu cầu đi tiêu. Nếu đại tràng chứa đầy phân cứng thì phản xạ này sẽ gây đau đớn, làm cho trẻ ngừng ăn. Từ đó mà trẻ sẽ từ chối ăn hoàn toàn để tránh cảm giác đau đớn này.

Táo bón có một tác động đáng kể đến thể chất và tâm lí/ hành vi của trẻ. Một khi việc đi cầu có thể gây đau đớn cho trẻ, chúng có thể nín đi cầu để tránh bị đau hơn. Điều này tạo nên một vòng luẩn quẩn của táo bón, khi nín đi cầu, phân sẽ bị giữ nhiều hơn trong cơ thể, làm giãn đại tràng, tới một thời điểm nào đó sẽ làm giảm phản xạ của các cơ thành ruột, chứng táo bón lại càng trầm trọng hơn. Một đứa trẻ bị chứng táo bón lâu ngày có thể mất kiểm soát cơ vòng hậu môn gây nên tình trạng són một lượng phân nhỏ lỏng ra quần.

Đây là vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí trẻ, khiến trẻ sợ đi nhà vệ sinh, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, thu mình không tham gia các hoạt động trường lớp xã hội (tránh nhà vệ sinh công cộng ở trường, tránh thăm hỏi bạn bè đồng trang lứa) và làm giảm lòng tự trọng ở trẻ.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể đi tiêu 1 tuần 1 lần cũng là bình thường. (Ảnh: IBTimes UK).

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em thuộc bất kỳ độ tuổi nào nhưng không phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đôi khi một số biểu hiện thông thường có thể bị nhầm lẫn là táo bón:

- Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức có thể đi tiêu 6 lần một ngày hay thậm chí là một tuần một lần cũng là bình thường. Và đi tiêu phân mềm, không gây đau đớn.

- Căng thẳng: Đây là tình huống trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi đi tiêu. Trẻ rên rỉ, căng thẳng, đôi khi rặn đỏ mặt nhưng khi trẻ đi tiêu được thì phân lại mềm. Đây là kết quả của sự mất phối hợp giữa việc sử dụng cơ bụng để đẩy phân ra ngoài và việc siết cơ vòng hậu môn, dẫn đến khó khan cho việc đi tiêu. Và rồi khi các bé học được cách thư giãn cơ vòng thì vấn đề căng thẳng sẽ được giải quyết.

Nếu trẻ sơ sinh không bị chứng táo bón thật sự, chúng ta cần tìm kiếm rõ nguyên nhân. (Ảnh: Báo mới)

Nếu trẻ sơ sinh không bị chứng táo bón thật sự, chúng ta cần tìm kiếm rõ nguyên nhân

- Dị ứng sữa: Táo bón có thể là một dấu hiệu của chứng dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Đôi khi có thể có máu trong phân.

- Những chứng bệnh cần điều trị bằng phẫu thuật (Tắc nghẽn đường ruột; Bệnh Hirschsrpung – Phình đại tràng bẩm sinh; Thoát vị)

- Suy giáp (Hóc môn tuyến giáp thấp)

- Mất nước, suy dinh dưỡng

- Ngộ độc Botulism ( do tiếp xúc với mật ong)

- Rối loạn trao đổi chất hiếm gặp.

Việc điều trị táo bón bao gồm 3 nhân tố:

1. Chế độ dinh dưỡng

2. Thuốc làm mềm phân

3. Kế hoạch điều chỉnh hành vi

Chế độ dinh dưỡng:

Nước mận xay rất tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón. (Ảnh: MomJunction)

Tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm và nước uống ngọt (bao gồm cả nước ép trái cây), thức ăn có chứa nhiều chất béo, hạn chế dung nạp cơm gạo trắng và chuối. Những loại thực phẩm này có thể làm chứng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Tốt hơn nên xay cả trái (quả) cho trẻ dùng hơn là chỉ cho bé uống nước ép, như vậy thì trẻ vừa có thể hấp thu hết vitamin, khoáng chất và chất xơ từ các loại trái cây.

Cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ (gạo nguyên cám, các loại ngũ cốc như yến mạch, trái cây, rau củ, bánh mì nguyên cám)

Nước mận xay (đặc biệt là mận khô) đôi khi có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón.

Thêm 1-2 muỗng café dầu ô liu vào thức ăn của trẻ cũng là một cách.

Đảm bảo trẻ uống nhiều và đầy đủ nước (Không phải nước ép trái cây)

Thuốc làm mềm phân:

Nếu bạn đã thử thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ mà tình trạng táo bón vẫn chưa thực sự được cải thiện thì bước tiếp theo là sử dụng thuốc làm mềm phân. Có rất nhiều sản phẩm thuốc làm mềm phân trên thị trường. Đây là một dạng đường đặc biệt, không bị hấp thụ, nó giữ nước trong ruột già và giúp làm mềm phân. Không nên dùng thuốc nhét vào đường hậu môn (như microlet hoặc glycerine) vì chúng ít hiệu quả hơn và đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.

Không nên dùng thuốc nhét vào đường hậu môn khi trẻ bị táo bón. (Ảnh: Báo mới)

Mục đích của việc sử dụng thuốc làm mềm phân là giúp cấu trúc phân mềm như kem đánh răng, không rắn mà cũng không quá lỏng. Bắt đầu với một liều thấp (1-2 gói/ ngày) và tăng dần lên mỗi 2,3 ngày cho đến khi đạt được mục đích. Tiếp tục liều lượng như vậy mỗi ngày trong vòng 3-4 tháng.

Việc điều trị táo bón thường kéo dài trong vài tháng vì một số lý do:

- Trực tràng đã bị giãn cần thời gian để trở lại kích thước và chức năng như ban đầu

- Trẻ cần thời gian lâu hơn để quên đi cơn đau khi đi cầu

Kế hoạch điều chỉnh hành vi:

Khuyến khích con trẻ ngồi vào toilet 2 lần mỗi ngày. Sau bữa sáng và sau bữa tối. Như vậy thì bố mẹ có thể lợi dụng “phản xạ dạ dày- đại tràng” thường xảy ra mỗi lần sau ăn. Để trẻ ngồi trong toilet trong một vài phút ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra để giúp trẻ quen dần với tình huống này.

Và nên nhớ rằng, khi để trẻ ngồi bô hay bệ toilet thì luôn luôn đảm bảo hai đầu gối trẻ phải cao hơn phần hông. Ngồi xổm được thì càng tốt, trẻ sẽ dễ đi cầu hơn với tư thế này.

Tạo niềm vui: Đặc biệt dành cho trẻ lớn và trẻ mẫu giáo. Chuẩn bị sẵn một tấm lịch, mỗi lần trẻ đi cầu thành công, hãy thưởng cho con 1 hình dán, và với mỗi 7 hình dáng. Hãy để con chọn một món quà như một phần thưởng cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ tạo động lực cho trẻ ngày càng “nỗ lực hơn”.

Nguồn: Gia đình Việt Nam