Cứu sống một bệnh nhi mắc bệnh hiếm gặp, đau bụng dữ dội
Sau khi đi rất nhiều bệnh viện, các bác sỹ mới tìm ra được nguyên nhân chính là do Hội chứng kìm mạch máu gây ra.
Chiều 15/8, thạc sỹ, bác sỹ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh cho biết bệnh nhi Q.A được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong tình trạng đau bụng, không ăn được, nôn liên tục, cơ thể suy nhược nặng, không thể tự đi đứng được.
Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết trước đây cháu bé hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, 6 tháng trước sau khi đi học về, bé lên cơn sốt, chướng bụng, đau bụng dữ dội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Đưa bé đến bệnh viện, các bác sỹ chẩn đoán bé bị viêm tá tràng, đau dạ dày, điều trị một thời gian nhưng không hết bệnh.
Gia đình tiếp tục đưa bé đến các bệnh viện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng không ở đâu tìm ra bệnh của bé.
“Nhiều khi đau quá, con bé tự cào cấu, làm tổn thương mình khiến chúng tôi rất lo lắng. Có người khuyên đi cầu cúng, cũng có người kêu đi khám tâm thần, chúng tôi cũng đã đưa bé đi nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm," chị Trần Ngọc Nga, mẹ bé Q.A cho hay.
Trong suốt 6 tháng trời do không thể ăn, không thể đi ngoài, tiểu ra máu nên từ cân nặng 34 kg, bé Q.A chỉ còn 24 kg và gần như chỉ sống nhờ vào truyền dịch.
Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Chí, Trưởng khoa Siêu âm, Bệnh viện Nhi đồng 1, sau khi chụp CT-Scanner, các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhi mắc hội chứng động mạch mạc treo tràng trên, hay còn gọi là hội chứng kìm mạch máu. Đây là tình trạng động mạch chủ bụng và động mạch mạc treo tràng trên ép sát vào nhau, đè lên tá tràng khiến đường vào dạ dày bị tắc, thức ăn đi đến tá tràng là trào ngược trở lại.
Do tình trạng bệnh tương đối kéo dài nên ngoài tắc tá tràng, bệnh nhi còn bị giãn tĩnh mạch thận khiến tiểu ra máu.
“Hội chứng kìm mạch máu này tương đối hiếm gặp, thường có các triệu chứng như vấn đề tiêu hóa nên khó chẩn đoán, rất dễ bị bỏ qua. Nếu để lâu, bệnh nhân không ăn được, sẽ càng bị suy nhược, mạch càng bị kìm chặt hơn, dẫn đến suy kiệt, mất nước điện giải, lâu ngày sẽ tử vong," bác sỹ Nguyễn Hữu Chí cho hay.
Sau khi chẩn đoán đúng bệnh, các bác sỹ đã tiến hành phẫu thuật bắc cầu cho thức ăn đi vào dạ dày. 10 ngày sau ca mổ, bệnh nhi đã ăn được và đi tiêu, tiểu bình thường.
Theo các bác sỹ, đây là một bệnh lý khá đặc biệt, nguyên nhân có thể do vẹo cột sống, suy kiệt lâu ngày hoặc bị các bệnh mãn tính, ác tính, hoặc do những cấu trúc bất thường của mạch máu.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Đề tài hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhi ung thư giành giải nhất nghiên cứu khoa học
- Bằng Kiều vui hát cùng em nhỏ bệnh nhi ở Viện K
- Sững sờ với bộ ảnh tái hiện ước mơ của các bệnh nhi ung thư
- Ít nhất 10 bệnh nhi được cứu sống nhờ quy trình báo động đỏ
- Cứu sống bệnh nhi suy hô hấp tiên lượng tử vong lớn
- MC Anh Tuấn và ê kíp 'Trần Lập hẹn gặp lại' trao quà cho bệnh nhi ung thư
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua