Dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết trẻ sơ sinh đói hay đã no sữa
“Khi nào bé đói?” hay “Cho bé ăn bao nhiêu là đủ?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng bởi vì bé sẽ có những cách truyền đạt tín hiệu riêng để thông báo mình đang đói hay đã ăn đủ no.
Thay vì phải tính toán thời gian cho ăn hay lượng sữa cho bé bú, mẹ chỉ cần chú ý đến các cử chỉ của bé là có thể đáp ứng nhu cầu của con phù hợp.
Hầu hết, cha mẹ nghĩ rằng khóc là tín hiệu thể hiện việc bé cần ăn. Tuy nhiên, đó là dấu hiệu cuối cùng. Bé sẽ có rất nhiều các tín hiệu khác thể hiện cơn đói của mình.
1. Dấu hiệu sớm bé đang đói
- Bé liếm môi là dấu hiệu đầu tiên thể hiện mình đói.
- Bé mút ngón tay, môi, quần áo hoặc đồ chơi.
Bé chóp chép miệng là dấu hiệu sớm của việc bị đói. Ảnh minh họa.
- Bé há miệng
- Bé thè lưỡi
- Bé quay đầu từ bên này sang bên khác như thể bé đang tìm kiếm thứ gì đó. Hành động này được gọi là phản xạ cơ bản. Trong những tuần đầu sau khi chào đời, khi mẹ vuốt má con, bé sẽ quay về phía ngực mẹ hoặc phía bình sữa như phản xạ tự nhiên.
2. Hành động thể hiện bé đói
- Bé cố gắng tìm ngực mẹ bằng cách kéo quần áo mẹ.
- Bé rúc đầu vào ngực mẹ.
- Bé cử động chân, tay nhiều hơn.
- Bé thở nhanh hoặc quấy khóc.
- Bé tỉnh giấc nhưng lại buồn ngủ nhanh chóng.
- Bé nằm lăn lộn, cựa quậy.
- Bé khó chịu, rên rỉ.
- Bé nhấn vào ngực hoặc tay mẹ.
- Khi bé chưa no, bé sẽ tiếp tục quan tâm đến việc ăn ngay cả khi bé đã bú được một bình sữa hay bầu sữa đầu tiên.
- Bé lớn hơn bốn tháng sẽ mỉm cười trong khi bé đang bú. Điều đó cũng thể hiện việc bé muốn ăn thêm.
3. Dấu hiệu bé quá đói
Khóc là dấu hiệu cuối cùng của cơn đói. Ảnh minh họa.
- Bé lăn lộn từ bên này sang bên kia.
- Khóc là dấu hiệu cuối cùng của việc bị đói. Tiếng khóc khi đói sẽ thường thấp, ngắn và ré lên.
Mẹ cần khiến cho bé bình tĩnh lại trước khi ăn. Vuốt ve bé hoặc cho bé ngậm ti mẹ để bé bớt khóc.
Tuy nhiên, mẹ không nên để bé khóc mới cho bú bởi vì nó sẽ không tốt cho sức khỏe của con.
4. Lợi ích của việc cho bé bú sớm
- Giúp mẹ hiểu rõ hơn về con.
- Thỏa mãn cơn đói của bé
- Khuyến khích bé tin tưởng mẹ.
- Giúp mẹ tự tin hơn.
- Tạo mối quan hệ tích giữa mẹ và bé.
- Giữ nguồn cung cấp sữa.
5. Dấu hiệu bé bú đủ sữa
Một khi bé đã bú no, bé sẽ gửi đi những tín hiệu thông báo cho mẹ. Các dấu hiệu bé bú đủ sữa bao gồm: ngậm miệng, xoay đầu khỏi ngực hoặc bình sữa, dừng hoặc bú chậm, ngủ thiếp đi, bình tĩnh và thư giãn, nhả núm vú. Một em bé lớn hơn bốn tháng có thể bắt đầu nhìn xung quanh và bị phân tâm.
Việc nhận biết được bé đã ăn no rất quan trọng. Nếu những tín hiệu của bé bị phớt lò, bé có thể nhầm lẫn giữa cơn đói và khi thỏa mãn. Nó có thể dẫn đến việc ăn uống không lành mạnh và béo phì.
Đừng lo lắng nếu mẹ bỏ lỡ các dấu hiệu. Đó là điều không thể tránh khỏi! Hãy nhớ rằng, mỗi đứa trẻ khác nhau và có những cách khác nhau để cho mẹ biết những gì bé muốn.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 6 bài tập đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ sơ sinh cứng cáp, tiêu hóa tốt
- Phương pháp dạy trẻ sơ sinh của người Nhật cho mẹ đỡ vất vả hơn
- Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua