Dấu hiệu nhận biết trẻ bị điếc bẩm sinh mẹ nên chú ý
Ảnh minh họa
Nguyên nhân trẻ bị điếc bẩm sinh
Chia sẻ với PV, bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, trưởng khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, có hai nhóm nguyên nhân chính gây điếc hoặc nghe kém ở trẻ em. Đó là điếc bẩm sinh do bất thường trong quá trình phát triển của bào thai thường gặp là do mẹ bị nhiễm Rubella khi mang thai.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là do mắc các bệnh như: sinh non, nhẹ cân, vàng da, nhiễm trùng tai, viêm màng não hoặc chấn thương tai gây vỡ sàn sọ. Ảnh hưởng của nghe kém hoặc điếc đến sự phát triển của trẻ tùy thuộc vào lứa tuổi mắc bệnh.
Nếu trẻ bị điếc hoặc nghe kém trong giai đoạn mới sinh thì nhiều khả năng trẻ sẽ không nói được nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu trẻ mắc chứng nghe kém hoặc điếc sau khi đã biết nói thì việc phát hiện sớm giúp trẻ giao tiếp và học hành tốt hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị điếc bẩm sinh
Trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ không có phản ứng khi có tiếng động lạ
Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
Bé không cử động tay chân, khóc hay phản ứng với những tiếng động lớn bất ngờ.
Trẻ từ 3-6 tháng tuổi
Không phân biệt được tiếng nói của cha mẹ, có tiếng nói nhưng không xác định được hướng giọng nói.
Trẻ từ 5-9 tháng
Không thể hiểu ý người lớn đưa ra, ví dụ mẹ kêu bé vẫy tay để chào tạm biệt nhưng bé không có phản ứng làm theo.
Trẻ 10-12 tháng tuổi
Ở độ tuổi này bé bắt đầu bập bẹ nói những tiếng đầu tiên như bố, mẹ, ông, bà...hoặc từ đơn giản khác.
Ngoài ra trẻ không có phản ứng với âm thanh hoặc không có phản ứng khi nghe gọi tên mình. Nếu gặp tình trạng này mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa trẻ bị điếc bẩm sinh
Khi được gọi tên bé cũng không có phản ứng quay người lại
Theo Bs. Đặng Hoàng Sơn, phòng ngừa trẻ nghe kém hoặc điếc phải từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Khi mang thai, bà bầu cần chích ngừa Rubella cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ.
Ngoài ra, cần điều trị dứt điểm các bệnh lý đường hô hấp ở trẻ em, tầm soát nghe kém hoặc điếc ở các trẻ có nguy cơ như: viêm màng não, trẻ sinh non, nhẹ cân, vàng da nặng, những trẻ có nằm trong các khoa Hồi sức sơ sinh hơn 5 ngày. Đây là những biện pháp giúp phát hiện sớm hoặc ngăn ngừa điếc ở trẻ em.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cha mẹ đừng chủ quan khi trẻ bị dị dạng hộp sọ bẩm sinh
- Bệnh nhi u máu, bớt bẩm sinh được điều trị thành công
- Mỹ nhân Đài chia tay chồng vì bẩm sinh không có tử cung nên không thể sinh con
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua