Dòng sự kiện:

Dấu hiệu stress ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

07:10 01/02/2017
Nhiều người cho rằng vì cảm xúc của một trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện nên việc bị stress là điều không thể xảy ra. Thực tế những biểu hiện con cáu giận, khóc to cũng là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị stress.

Cẩn thận với những dấu hiệu stress ở trẻ sơ sinh

Đôi lúc, bé yêu của bạn có thể làm cho cả nhà rối tung lên vì tiếng khóc của mình, mặc cho bạn đã dùng đủ mọi chiêu trò nhưng vẫn không thể nào dỗ bé nín, đặc biệt là khi trẻ hay khóc đêm sẽ càng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Bạn hãy nghĩ đến việc trẻ bị stress vì đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị stress.

Trong một nghiên cứu năm 2008 của tạp chí “Child Development” cho thấy một số trẻ sơ sinh có xu hướng dễ bị kích động do sự hình thành của một gen nhất định được gọi là dopamime. Người lớn và trẻ em có gen này thường khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cảm xúc, rất dễ trở nên nguy hiểm và hung hăng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp bé chống lại gen này bằng tình yêu thương, sự dịu dàng, quan tâm, đặc biệt là trong năm đầu nuôi dạy trẻ.

Tiến sĩ Cathi Propper, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Tuổi sơ sinh là thời điểm quan trọng để phát triển hành vi và các tiến trình sinh vật học. Mặc dù những tiến trình này sẽ thay đổi theo thời gian, cha mẹ vẫn nên có những tác động tích cực với trẻ, kể cả khi bé đang phải thừa hưởng một lỗ hổng di truyền có vấn đề trong hành vi.

Tiến sĩ nói tiếp: Phát hiện của chúng tôi hỗ trợ cho quan điểm sự phát triển của các phản ứng hành vi và sinh lý phức tạp không phải là kết quả của riêng tự nhiên hay quá trình nuôi dưỡng mà là sự kết hợp của cả hai yếu tố. Đôi khi một đứa bé có những biểu hiện của stress khá thường xuyên nhưng bố mẹ có thể giúp bé vượt qua những phản ứng này dù cơ thể chúng có gen dopamime hay không.

Những biểu hiện trẻ sơ sinh khóc do bị stress

Một số biểu hiện stress ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Sự kích động

Khóc.

Co giật

Nằm cong lưng

Mí mắt giật.

Nấc

Nhăn mặt.

Bàn tay nắm chặt.

Cách giúp trẻ sơ sinh bớt stress

Cha mẹ cần giúp trẻ tránh những tình huống căng thẳng: hạn chế cho trẻ có mặt tại các khu vực đông người, ồn ào như trung tâm thương mại, các lễ hội… (đặc biệt với trẻ dưới 12 tháng tuổi).

Trẻ cần một nơi ở cố định: Trong một tuần, đừng đưa bé đi quá nhiều nơi, ví dụ hai ngày đầu tuần ở nhà ông bà ngoại, hai ngày tiếp đó ở nhà với cô giúp việc hoặc đi trẻ, ngày cuối tuần mới ở nhà với bố mẹ. Tốt nhất, hãy sắp xếp một nơi trông trẻ và chọn người trông trẻ cố định để bé cảm thấy an toàn và không phải di chuyển nhiều.

Đừng để lộ sự cáu gắt, mệt mỏi của bạn khi trở về nhà: Trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi bạn khi thấy bạn về đến nhà và luôn kêu ca, nhăn nhó với cô giúp việc hay bất cứ ai khác. Tạo ra không khí dễ chịu, vui vẻ trong gia đình để bé không bị ảnh hưởng stress từ người lớn.

Theo Gia đình Việt Nam


TAG