Đây là lý do trẻ dễ ganh tị với anh chị em ruột của mình
“Mẹ mà đẻ em bé ra là cháu chỉ có ra rìa thôi”
Đây là câu nói đùa mà nhiều người lớn nói với trẻ con khi mẹ các có thai. Người lớn khi nói chỉ nghĩ đó là một câu nói đùa nhưng trẻ con thì không vậy. Những đứa trẻ chưa có nhận thức nghĩ rằng đó là sự thật. Chúng dễ dàng sinh ra tâm lí lo sợ, ganh tị ngay cả khi đứa em của chúng chưa ra đời. Lời người lớn khiến trẻ em dễ dàng tin là thật và cho rằng khi có em thì bố mẹ sẽ không cần chúng.
“Con thật là ích kỉ”
Khi trẻ con có lỗi như bắt nạt anh chị em trong nhà, tranh giành đồ đạc với nhau, người lớn dễ dàng trách mắng trẻ không nhường chị em mình. Bố mẹ dễ dàng nói “con thật ích kỉ”, “sao con không nhường anh (chị/em) con?”,... Tuy nhiên câu nói này sẽ khiến trẻ tổn thương lòng tự trọng và mất tự tin. Bố mẹ không nên trách phạt con khi chị em chúng hay người khác cũng có mặt ở đó. Hãy nói riêng cho trẻ biết về sai lầm của chúng với thái độ tôn trọng.
Những câu nói vô tâm của người lớn đôi khi chính là nguyên nhân khiến trẻ ghen tị và xa cách với anh chị em trong nhà. Ảnh minh họa
“Anh (chị) con giỏi thế, con phải cố gắng đừng làm mất mặt bố mẹ"
Việc so sánh giữa con mình với trẻ con khác hay so sánh giữa những đứa trẻ trong nhà với nhau là lỗi mà bố mẹ dễ dàng mắc phải. “Đứa bé A bằng tuổi con mà đã giỏi thế kia” hay “Anh (chị) con giỏi thế, con phải cố gắng đừng làm mất mặt bố mẹ” là những câu nói khiến trẻ sinh ra tâm lí tự ti, cảm thấy mình thua kém và phải chịu nhiều áp lực từ chính cha mẹ, người thân. Không những thế trẻ còn cảm thấy xa cách và bài xích mỗi khi có người nhắc đến anh chị em trong nhà. Điều này cũng khiến trẻ sợ sệt khi giao tiếp với bố mẹ và anh chị mình.
“Con hư thế! Con không phải là con của bố mẹ, bố mẹ chỉ có con là anh (chị/em) con”
Trẻ sẽ cảm thấy bị cô lập trong gia đình và sẽ hình thành khoảng cách giữa trẻ với các thành viên. Đặc biệt là với anh (chị/em) của chúng.
Tâm lí của trẻ rất dễ bị tổn thương. Vì vậy bố mẹ cần có cách dạy con và chăm sóc một cách đúng đắn. Thay vì nói đùa gây tổn thương cho trẻ, bố mẹ nên tôn trọng tính cách riêng của trẻ, không so sánh các con với nhau, xây dựng cho trẻ tính trách nhiệm, cách chăm sóc và yêu thương anh (chị/em) mình ngay từ khi còn bé. Như vậy trẻ sẽ không cảm thấy buồn hay ghen tị với anh chị em mình.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 8 sai lầm mẹ Việt thường mắc phải khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng?
- Ăn sữa chua làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh răng miệng ở trẻ nhỏ?
- Tại sao bữa ăn sáng lại quan trọng với trẻ em?
- Trẻ được ngủ nhiều hơn sẽ có điểm số tốt hơn
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua