Để sinh con thông thái, cha mẹ phải biết quy luật này!
Chăm sóc
Không nên ẵm bồng, ôm ấp bé thường xuyên trừ lúc cho bé bú. Em bé khỏe mạnh rất dễ chịu, tự nằm chơi mà không cần người khác bồng bế. Nếu em bé không được như vậy là do bà mẹ ăn uống bừa bãi, cho nên bà mẹ phải chỉnh lại việc ăn uống. Những em bé thường đòi bồng bế, khóc vô cớ, thích ẵm khi ăn, thích đu đưa trên tay khi ngủ thì khi lớn lên thường yếu mềm hơn, ích kỷ hơn những em bé tự nằm chơi.
Ảnh minh họa.
Nên tập bé đi tiêu và đi tiểu đúng giờ từ những ngày đầu mới sinh ra. Tập bé báo hiệu mỗi khi mắc tiểu tiện và ta phải để ý những báo hiệu này của bé, như thế đỡ phải giặt tã lót và phiền phức đến những người bồng bế bé. Chẳng hạn sáng sớm khi bé ngủ dậy, bà mẹ cho bé đi tiêu ngay, chắc chắn bé sẽ đi.
Nên cho em bé sử dụng quần áo may từ vải cotton hoặc dệt từ sợi thiên nhiên như tơ tằm, bông vải… Da em bé rất dễ bị kích ứng bởi vải sợi hóa học và thuốc nhuộm màu hóa học nên tránh dùng vải loại này. Em bé mang đặc tính Dương nên cố gắng mặc mỏng cho bé, hai chân có thể để trần.
Giáo dục
Đây là cách giáo dục mà chúng tôi tiếp thu được từ thầy Thích Tuệ Hải và muốn chia sẻ lại với cộng đồng.
“Dạy con từ thuở còn thơ”. Nghĩa là ngay từ ngày đầu tiên sinh ra phải dạy bé học. Một ngày không dạy là trễ một ngày. Chúng ta thường nghĩ rằng mới sinh, bé có biết gì đâu mà dạy. Thực ra, bé ghi nhận tất cả những gì tác động đến bé, có điều bé không biết nói mà thôi. Bé như tờ giấy trắng nên thu nhận hết mọi thứ khi tai nghe, mắt thấy, thân xúc chạm như âm thanh, ánh sáng, lời nói, hình ảnh, nóng, lạnh... Thực tế, có nhiều bé biết đọc chữ rất sớm, biết làm các phép toán đơn giản rất sớm, biết ngoại ngữ sớm… là nhờ cha mẹ dạy từ rất sớm.
Do vậy, giai đoạn 7 năm đầu đời là quan trọng nhất để dạy bé những lời hay ý đẹp. Cha mẹ phải dành những gì hay nhất để dạy bé trong lúc này. Cha mẹ muốn con mình giỏi về thứ gì thì dạy điều đó. Nên dạy bé những lời chỉ giáo của các bậc thánh hiền, các bậc minh triết. Chỉ có các bậc này mới chỉ cho ta thấy sự thật, chân lý và hạnh phúc vĩnh cửu. Bé chưa có phân biệt, chưa có so sánh, chưa có khái niệm gì nên tiếp nhận tốt những chỉ giáo này.
Các chỉ giáo của thánh hiền nằm trong các sách cổ của Đông phương như Kinh Phật, Kinh Thánh, Kinh Dịch, Hoàng Đế Nội Kinh, Lão Tử Đạo Đức Kinh… Dĩ nhiên là bé không đọc được nên cha mẹ phải thay phiên nhau lần lược đọc cho bé nghe. Phải lập thời khóa biểu và nghiêm túc thực hiện xuyên suốt trong 7 năm đầu đời của bé: giờ nào học, giờ nào bú, giờ nào ăn, giờ nào tắm, giờ nào chơi... Đọc lần lượt hết quyển này rồi mới đọc đến quyển khác, không được bỏ chữ bỏ đoạn. Bắt đầu đoạn nào, sách gì và kết thúc đoạn nào, sách gì, đều phải thông báo cho bé biết trình tự như một lớp học.
Có thể cho bé nghe các bài giảng hay của các vị thầy tôn túc. Xen kẽ vào thời khóa biểu dạy chữ Việt và dạy ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung… Ban đêm chọn những đĩa giảng hay mở cho bé nghe trong khi ngủ. Tuy là ngủ nhưng tâm thức vẫn hoạt động nên bé vẫn nghe và ghi nhận được. Đọc cho bé nghe cũng là dịp tốt để cha mẹ học cùng với con mình. Dạy con nhưng cũng dạy chính mình. Bao nhiêu sách đọc để dạy con là bấy nhiêu sách dạy chính mình.
Trong sáu tháng đầu, cha mẹ dạy trẻ bằng lời nói. Từ tháng thứ 6 trở đi có thể dạy kết hợp lời nói, hình ảnh và chữ viết. Ví dụ như dạy cái muỗng: lời nói là cái muỗng, cho bé thấy cái muỗng thật và chữ viết “cái muỗng”. Dạy như vậy hết vật này sang vật khác. Khi bé biết nói là biết đọc chữ luôn. Bé sẽ làm ngạc nhiên cha mẹ khi biết nói.
Tốt hơn nữa, nên dạy từ khi vừa biết có thai. Trẻ con mà được nuôi dạy như vậy sau này lớn lên sẽ rất thông thái. Đến 7 tuổi là bé biết nói lời của thánh hiền. Thực hiện giáo dục như vậy trong 7 năm đầu đời thì sau đó cha mẹ sẽ hưởng được hạnh phúc thấy con mình khôn lớn từng ngày như thế nào mà không một chút lo lắng nữa. Cha mẹ sẽ không có một lời than phiền đối với bé. Lớn lên, bé sẽ biết làm gì để thành công, để được hạnh phúc thực sự, để giúp ích cho gia đình và cho nhân loại dù cha mẹ không có bên cạnh.
Ngay khi bỏ con vào bụng, cha mẹ phải nuôi con bằng tất cả tình thương yêu và nâng niu quí trọng để bé học hỏi và biết yêu thương, quí trọng người khác khi vào đời. Những đứa bé thiếu tình thương thường chịu một thiệt thòi vô cùng lớn. Những đứa trẻ bị bạc đãi lớn lên dễ mang nhiều hận thù và trả thù đời. Yêu thương khác với si mê. Nhiều cha mẹ bây giờ si mê con cái chứ không còn là yêu thương nữa. Những đứa trẻ nhận được sự si mê từ cha mẹ sẽ rất ích kỷ và gặp nhiều bất hạnh trong đời sống nếu trẻ không nhận ra điều này để tự sửa đổi.
Làm mẹ là việc làm đại phước đức của phụ nữ. Làm mẹ được tôn quý là thiên chức. Ông bà thường nói: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy ngôi chùa”. Người mẹ sinh ra một mầm sống mới, một con người mới thì phước đức vô lượng. Biết được điều này cộng với biết ăn uống đúng, người mẹ sẽ hưởng được phúc lạc ngay thời điểm sinh con. Phúc lạc này khác xa nghìn trùng với niềm vui thường ngày và kéo dài trong nhiều giờ. Phúc lạc này có khả năng khai mở tâm trí của người mẹ. Người mẹ xứng đáng được hưởng phần thưởng này mà người cha không có được.
Nhưng nếu người mẹ ăn uống bừa bãi không những không được hưởng phúc lạc khi sinh mà còn khổ đau cả đời với đứa con ương bướng và bệnh tật.
Đến tuổi đi học
Đến tuổi đi học, bé tiếp thu thêm kiến thức từ nhà trường. Những kiến thức này là quan trọng, nhưng chỉ là những kiến thức bổ sung và là kiến thức nghề nghiệp, học xong để hành nghề mưu sinh. Còn tri thức, đạo đức, chân hạnh phúc, tinh túy của nhân loại nằm trong sách vở cổ xưa của các bậc thánh hiền để lại. Vậy mà nhiều người cả đời chỉ theo học kiến thức nghề nghiệp không hề theo học những tri thức đưa đến chân hạnh phúc. Cho nên, họ luôn bất an và chân hạnh phúc vẫn nằm ngoài tầm với dù họ cố kiếm tìm. Vì sao vậy? Vì cái hào nhoáng của khoa học và công nghệ đã làm mờ mắt nhiều người như con thiêu thân. Chúng ta có thể học cả hai được mà. Con trẻ càng được nuôi nấng bằng gạo lứt, thức ăn đơn giản thuận thiên nhiên thì con trẻ càng dễ nắm bắt tri thức của chân hạnh phúc.
Một đứa trẻ vốn dĩ có bản chất thuộc Dương nên rất hiếu động và thích đồ ăn thức uống ngọt và lạnh (thuộc âm) theo qui luật “Dương hút Âm”. Cha mẹ và người lớn phải biết bảo tồn cái Dương này cho con trẻ. Cái Dương này là dương lực, sức khỏe và trí tuệ của con trẻ. Bé mang tính Dương nên vốn dĩ bé không có bệnh tật. Khi bé có bệnh nghĩa là cha mẹ đã cho bé ăn sai, tức ăn nhiều thức ăn mang Âm tính theo qui luật “Âm phá hoại Dương”.
Một trong những cách giữ dương lực cho con trẻ là tránh những thức ăn mang nhiều tính Âm như đồ ngọt và đồ lạnh. Đồ ngọt bao gồm kẹo, bánh ngọt, chè, nước ngọt, sữa, đường. Đa số đồ ngọt đều sử dụng đường sắc-ca-rô, là một loại đường có hại cho sức khỏe và não bộ. Đồ lạnh bao gồm kem, nước đá, thức ăn thức uống để trong tủ lạnh hoặc ướp lạnh. Trái cây mang tính Âm nên thỉnh thoảng mới được ăn một ít. Nước cũng mang tính âm nên uống nước vừa đủ, không uống nhiều nước. Những thức ăn âm sẽ phá hoại dương lực của con trẻ, nghĩa là phá sức khỏe và phá trí tuệ. Giữ được dương lực là giữ được sức khỏe và trí tuệ cho con trẻ.
Tiên sinh Ohsawa nói: “Tuyệt đối không được cho trẻ con ăn thịt cá cho đến tuổi 15, 16. Khuyên người khác ăn nhiều trứng và thịt cá, ngay cả trong giai đoạn mang thai, là tội ác lớn”. Rõ ràng khi chưa đến tuổi trưởng thành, trách nhiệm nuôi nấng và dạy dỗ con trẻ thuộc về cha mẹ và người lớn. Nhưng khi đã đến tuổi thành bé phải tự chịu trách nhiệm về vận mệnh của mình.
Nhìn một đứa trẻ, cha mẹ có thể đoán định được tình trạng sức khỏe dựa vài tính chất Âm Dương. Dương có tính hướng tâm, co rút, thu giữ; Âm có tính ly tâm, trương nở, ly tán. Về dáng vẻ bên ngoài, một đứa trẻ khỏe mạnh là đứa trẻ quân bình, có thân hình cân đối. Đứa trẻ Âm có thân hình mập trong khi đứa trẻ Dương là ốm. Về hoạt động, đứa trẻ Dương hiếu động, nhanh nhẹn và đứa trẻ âm lười hoạt động, chậm chạp. Những đứa trẻ bị cận thị thuộc Âm vì ăn nhiều thức ăn âm.
Thức ăn Âm làm thủy tinh thể trương nở, gây cận thị. Những đứa trẻ hay quấy, hay khóc thuộc Âm. Những đứa trẻ hung hăng thường là Dương. Những đứa trẻ dậy thì sớm đều thuộc Âm. Những đứa trẻ mất quân bình Âm Dương là những đứa trẻ thường đau bệnh và hay gây khó chịu cho người khác. Một đứa trẻ quân bình là đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, hiền hòa, dễ dạy bảo, nhạy cảm và sáng tạo. Những đứa trẻ quân bình có tính thương người và vạn vật xung quanh. Gạo lứt có tính quân bình Âm Dương nên ăn gạo lứt sẽ giữ được tính quân bình cho trẻ.
Vì tương lai của chúng ta, vì vận mệnh của nhân loại, các bậc cha mẹ cố gắng nuôi con bằng thực phẩm thuận thiên nhiên tinh khiết là gạo lứt hoặc hạt cốc và dạy con những tri thức của thánh hiền.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hài hước - cách dạy con thông thái của mẹ Nhật Nam khiến các bố mẹ tâm đắc
- Gần gũi cha khiến con thông minh hơn
- 5 nguyên tắc dạy con thông minh của cựu Hoa hậu hoàn vũ Singapore
- 7 yếu tố mẹ không nên bỏ qua để con thông minh hơn
- Cha mẹ Do Thái làm thế nào để có những người con thông minh?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua