Dịch sốt xuất huyết có xu hướng chững lại nhưng vẫn ở mức cao
Nguyên nhânn là do hiện đang là tháng cao điểm của mùa dịch, số mắc hàng năm tại thời điểm này có xu hướng gia tăng.
Trong tuần từ 21-27/8, cả nước ghi nhận 6.292 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 11,4% so với tuần từ 14-20/8 và liên tục từ ngày 14/8 đến nay không có trường hợp tử vong.
Số mắc vẫn tập trung cao nhất tại miền Nam
Trẻ mắc sốt xuất huyết được chăm sóc, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc nhi, Bệnh viện sản - nhi Cà Mau. Ảnh: Kim Há/TTXVN
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, tính từ đầu năm đến ngày 30/8, cả nước ghi nhận 108.925 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 26 trường hợp tử vong. Trong đó, số nhập viện là hơn 91.600 trường hợp, tăng 43,5% và tăng 7 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm 2016. Số mắc vẫn tập trung cao nhất tại miền Nam (51,2%), trong đó có 98,1% là sốt xuất huyết và sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo, chỉ có 1,9% được phân loại là sốt xuất huyết Dengue nặng.
Năm 2017, số mắc sốt xuất huyết có sự gia tăng tại miền Bắc, đặc biệt Hà Nội có số mắc tuyệt đối đứng đầu cả nước. Từ ngày 1/1-28/8, Hà Nội ghi nhận 22.296 bệnh nhân, 7 trường hợp tử vong. Các quận Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân... có số mắc cộng dồn cao.
Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Nguyễn Văn Kính cho biết: Thời gian gần đây, số bệnh nhân đến Viện khám sốt xuất huyết đã giảm 1 nửa. Trước đây, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600-800 bệnh nhân thì nay chỉ còn khoảng 300-350, không còn tình trạng quá tải như trước...
Xử lý triệt để các ổ dịch
Nhân viên y tế quận Đống Đa, Hà Nội phun thuốc tại các lớp học của Trường CĐ Nghề Công ngiệp Hà Nội (131 Thái Thịnh). Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Theo Bộ Y tế: Nguyên nhân của sự gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết thời gian qua là do mùa hè đến sớm, khiến nhiệt độ trung bình tại hầu hết các khu vực cao hơn. Tập quán tích trữ nước của người dân vẫn chưa thay đổi đáng kể, tốc độ đô thị hóa nhanh, việc triển khai biện pháp phun hoá chất và diệt loăng quăng ở khu vực thành thị còn gặp nhiều khó khăn, không triệt để...
Theo các chuyên gia y tế, trứng của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có thể duy trì đến 6 tháng và bám chắc vào thành các dụng cụ chứa nước, bởi vậy trứng muỗi vẫn tiếp tục nở ra bọ gậy nếu các dụng cụ chứa nước được lật ngửa trở lại vẫn bị ngập nước, thậm chí tới 4-5 lần ngập nước thì ổ trứng của muỗi mới nở hết. Đặc biệt, loại muỗi này thường quay lại chỗ cũ để đẻ trứng. Vì vậy, các tổ xung kích diệt muỗi cần thường xuyên kiểm tra tại các nơi đã phát hiện ổ bọ gậy trước đó để diệt triệt để nguy cơ truyền bệnh cho người dân.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nêu rõ: Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp và có nguy cơ tăng cao ở nhiều địa phương trong thời gian tới, Bộ Y tế ngoài tập trung cho các điểm nóng về dịch (như Hà Nội) sẽ tiếp tục theo dõi và chỉ đạo đáp ứng phòng chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Tây Nguyên.
Đồng thời, ngành y tế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho bản thân và cộng đồng; thực hiện xử lý triệt để các ổ dịch tại từng xã, phường; các biện pháp tổng thể phun hóa chất, phun công suất lớn, phun thể tích hạt cực nhỏ và áp dụng phun mù nhiệt tại các cụm dân cư, hộ gia đình.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục thực hiện tốt hoạt động giám sát phát hiện bệnh, khoanh vùng xử lý ổ dịch, thu dung, phân tuyến điều trị, cấp cứu bệnh nhân sốt xuất huyết, điều trị ngoại trú, giảm quá tải tuyến trên và không để tử vong do sốt xuất huyết...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá cao những nỗ lực của Hà Nội trong việc tích cực phòng chống dịch bệnh và nêu rõ: Các biện pháp đã được triển khai quyết liệt thời gian qua chỉ giúp hạ nhiệt dịch nên thời gian tới cần các biện pháp hiệu quả hơn để giúp tình hình ổn định lâu dài.
Thứ trưởng đề nghị các tỉnh đồng bằng Bắc bộ khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh như Hà Nội để tránh dịch bùng phát rộng trong cộng đồng. Đồng thời, ngành y tế cần tiếp tục truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường các đội xung kích diệt loăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi đúng qui trình; tiếp tục phân tuyến điều trị hiệu quả cho người bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài ra, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh khác có nguy cơ bùng phát như: tay chân miệng, cúm; giữ vững tỷ lệ tiêm chủng đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh...
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hà Nội khống chế được trên 1.400 ổ bệnh sốt xuất huyết
- Nguyên nhân khiến gần 20.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết
- Những lưu ý cần thiết khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
- Hà Nội đề xuất thêm 70 tỷ đồng chống dịch sốt xuất huyết
- Cách chữa sốt xuất huyết bằng thanh long và lá đu đủ
- Vào tâm 'bão' sốt xuất huyết
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua