Dòng sự kiện:

Điểm mặt 6 thực phẩm cho bé không giàu canxi như mẹ tưởng

15:00 12/01/2016
Canxi là dưỡng chất rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên có những thực phẩm mẹ hay cho bé ăn hàng ngày cực “nghèo” canxi nhưng mẹ không biết dẫn tới tình trạng thiếu hụt canxi trầm trọng ở các bé.
Những thực phẩm "nghèo" canxi mà mẹ vẫn lầm tưởng: 

1. Váng sữa

Váng sữa được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đa chất, rất tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, sự thật váng sữa chỉ giàu chất béo, là thực phẩm dành cho trẻ suy dinh dưỡng chứ không hề có tác dụng với trẻ muốn phát triển chiều cao. Chưa kể, nếu cho trẻ ăn váng sữa quá nhiều có thể khiến trẻ bị béo phì, ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của trẻ.

2. Nước hầm xương 

Nước hầm xương không nhiều canxi như mẹ tưởng​.

Rất nhiều mẹ lầm tưởng, nước hầm xương nhiều canxi. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong nước hầm xương chỉ có nhiều chất béo chứ không có canxi. Do canxi không tan trong nước, chúng vẫn nằm trong xương. Đó là lý do nhiều mẹ thường xuyên cho con sử dụng nước hầm xương nhưng trẻ vẫn suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu canxi.

Nếu mẹ muốn cho bé ăn nước xương chứa nhiều canxi thì mẹ thử áp dụng một cách đó là cho một lượng giấm vừa phải vào nồi xương, từ từ hầm trong khoảng 1-2 giờ. Giấm có thể giúp canxi trong xương hòa tan một cách hiệu quả.

3. Sữa chua uống 

Khác với sữa chua bình thường, sữa chua uống tuy có vị chua ngọt khá giống sữa chua thường và cũng qua quy trình lên men nhưng chúng lại không giàu canxi như các mẹ tưởng. Trong sữa chua uống chỉ có 1/3 giá trị dinh dưỡng so với sữa chua bình thường. Vì vậy, mẹ nên thay đổi thực đơn cho trẻ bằng sữa chua bình thường để bổ sung đầy đủ canxi cho con.

3. Thịt bò

Đây là lầm tưởng của nhiều bố mẹ. Tuy nhiên bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo.

Chúng khiến máu có tính axit, khi đó cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa các nguyên tố axit, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Thịt bò chứa nhiều kẽm, nhưng để bổ sung canxi, mẹ nên bổ sung cả các loại thực phẩm khác cho bé nữa nhé.

5. Vỏ tôm
Nhiều mẹ hiểu lầm, vỏ tôm cũng giống như xương, chúng chứa rất nhiều canxi vì vậy cần cho trẻ ăn tôm có vỏ để đảm bảo trẻ hấp thu canxi và phát triển chiều cao. Thực tế, vỏ tôm không hề có canxi, chúng là chất sừng để bảo vệ mình tôm. Canxi có nhiều trong đầu tôm, mình và chân tôm. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn thịt tôm thay vì ăn cả vỏ, vừa khó tiêu hóa, vừa khiến trẻ bị ngứa hoặc đau rát vòm miệng, họng.

6. Đậu phụ, tào phớ

Nhiều người cho rằng, đậu hũ nước là thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất trong thực phẩm thực vật. Bản thân đậu đã chứa không ít canxi, khi đậu phụ chắc lại còn cho thêm chất kết tủa canxi, cho nên những người không uống được sữa đều ăn đậu hũ.

Tuy nhiên, đậu hũ nước không phải là nguồn canxi tốt, bởi vì trong đó không cho thêm chất kết tủa canxi, mà là sử dụng gluconolactone như một chất kết tủa. Đồng thời, nước trong đậu hũ quá nhiều, hàm lượng protein và canxi đều rất thấp.

Thực phẩm nào "giàu" canxi cho bé?

Để đảm bảo trẻ không bị thiếu canxi, mẹ nên chú ý bổ sung canxi cho trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ được bổ sung đủ canxi để phòng tránh tình trạng thiếu canxi. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu thiếu canxi, mẹ cần có biện pháp khắc phục ngay cho trẻ để tránh xảy ra những hậu quả xấu.

Hàm lượng cần thiết đối với trẻ trong độ tuổi 1 – 2 là 500mg/ngày. Bé khoảng 4 – 8 tuổi cần 800mg/ngày và từ 9 tuổi trở lên cần 1.300mg/ngày.

Canxi có nhiều trong các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày. Các thực phẩm như sữa và những chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) chứa chất này dồi dào nhất. Sữa nguyên kem và sữa tươi có hàm lượng canxi như nhau. Trẻ dưới 5 tuổi uống ít nhất 500ml sữa/ngày, 5 tuổi trở lên khoảng 750ml/ngày là có thể cung cấp đủ lượng canxi cần thiết. Canxi từ sữa và các sản phẩm của sữa như: pho-mát, kem, sữa chua… được hấp thụ vào cơ thể khoảng 32%.

Ngoài ra, rau lá có màu xanh sậm, hải sản (tôm, cua, nghêu…) cá, đậu là những nguồn cung cấp canxi tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, vì canxi trong rau dễ bị biến hóa khi nấu nên số canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ 3 ly rau mới có cùng số lượng canxi trong một ly sữa.

Ngoài ra, để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ lượng canxi cần thiết, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thực phẩm chức năng có chứa canxi. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý chọn cho bé loại canxi dễ hấp thụ không gây kích ứng dạ dày ruột, ít gây tác dụng phụ, tiện lợi sử dụng.

Thông thường thì vẫn có thể uống chung canxi với thuốc khác được, khi dùng canxi vẫn có thể tiếp tục uống các loại thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, nên lưu ý, canxi có thể tương tác với vài loại thuốc, như kháng sinh tetracyclin, thuốc trị bệnh tuyến giáp… Vì vậy, khi bổ sung canxi cần được sự tham vấn của bác sĩ.

Để cơ thể trẻ hấp thu được canxi tốt nhất, mẹ nên cho bé uống sau bữa ăn. Đồng thời trong thời gian uống canxi nên cho bé tắm nắng hàng ngày để cơ thể bé được bổ sung vitamin D, hỗ trợ cho việc hấp thụ canxi vào cơ thể một cách tốt hơn.

Minh Châu (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]H0ld0PK1eI[/mecloud]