Điều mẹ bắt buộc phải làm vào 3 tháng cuối để bé yêu chào đời khỏe mạnh
Dưới đây là những việc mẹ bầu nên làm vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ để chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời:
- Chú ý đến các tư thế sinh hoạt: Lúc này bụng của mẹ mỗi lúc một lớn, do vậy mẹ nên chú ý đến các động tác, đi - đứng - nằm - ngồi sao cho thoải mái và an toàn nhất.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cảm thấy ăn ngon miệng hơn và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng vọt. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chọn lựa những thực phẩm an toàn nhé.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc cũng là một điều mẹ bầu tháng thứ 7 nên duy trì để ổn định sức khỏe.
- Tham gia các khóa học tiền sản: Cuối cùng, tháng thứ 7 đã là thời gian thích hợp để mẹ bầu tham gia các khóa học như chăm sóc trẻ sơ sinh hay tự đọc sách để tìm hiểu về vấn đề này rồi đấy.
- Học các bài tập rặn thở: Lúc này mẹ bầu nên tập cách hít thở để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, vì đây là thời điểm cận kề ngày sinh rồi.
- Thăm khám thai định kỳ: Một việc quan trọng xuyên suốt trong ba tháng cuối thai kỳ là mẹ bầu tiếp tục tuân thủ lịch khám thai định kỳ cho đến ngày đi sinh.
+ Nếu mẹ bầu có những bất thường thai kỳ từ trước đó, hãy theo dõi chặt chẽ hơn. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có xuất hiện các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường hay có điều gì lo lắng hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cùng sẽ quan tâm đến các chuyển động của bé trong thời kỳ này nên mẹ bầu chú ý để ý để nắm được.
+ Các xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cân nặng cũng được tiến hành vào ba tháng cuối để tầm soát các dấu hiệu của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu…
+ Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ phù của mẹ bầu, kích thước vòng bụng, đo tim thai cho bé và thậm chí khám tử cung nếu thấy cần thiết…
Những thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của bé:
Các loại axit béo không no rất cần cho sự sống đặc biệt nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu. Nhất là vào 3 tháng cuối, thai nhi phát triển mạnh nhất là bộ não, do thế việc bổ sung axit béo omega 3 – DHA và EPA giúp phát triển não, hệ thần kinh, mắt, hệ mạch của thai nhi.
Đối với bé sinh nhẹ cân hay sinh thiếu tháng thường bị bỏ qua giai đoạn quan trọng này và cần được chăm sóc đặc biệt, và phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu axit béo omega – 3. Các bác sĩ chuyên khoa nhi thường khuyên mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức loại đặc biệt.
Trong bữa ăn hàng ngày của mình, mẹ nên cung cấp và bổ sung những thực phẩm sau:
- Một tuần mẹ nên ăn 2 bữa cá hoặc nếu không thích ăn cá mẹ có thể thay thế bằng dầu cá.
- Ăn nhiều rau xanh như súp lơ xanh, bắp cải, đỗ xanh, đỗ tương, đậu phụ
- Ăn thêm các loại hạt như hạnh nhân, hạt hướng dương, hạt bí…
- Ăn các loại dầu thực vật làm từ hạt hướng dương, hạt vừng, đậu nành.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Mang thai ngoài tử cung - Rất nguy hiểm nhưng không hề hiếm gặp
- Mang thai lần đầu, mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!
- Cảnh giác với tình trạng trúng độc khi mang thai
- Hé lộ lý do Kim ‘siêu vòng 3’ nhờ người mang thai hộ
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi ngoài khi mang thai
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua