Dòng sự kiện:

Mang thai lần đầu, mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!

Theo Khám phá
09:02 24/06/2017
Là lần mang thai đầu, nên bạn sẽ bỡ ngỡ với đủ thứ từ dấu hiệu mang thai, chế độ ăn uống, tập luyện, đau chuyển dạ...

1. Dấu hiệu khẳng định bạn có thai

Nhiều dấu hiệu cảnh báo giả có thể gây hiểu lầm về việc bạn đã mai thai hay chưa. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, hiểu đúng, bạn vẫn có thể nắm bắt được vài tín hiệu chắc chắn về việc thai nhi đã hình thành.

Một trong những phương pháp chắc chắn là thử nước tiểu tại nhà bằng dụng cụ được bán rất nhiều ở hiệu thuốc. Bên cạnh đó, ở lần mang thai đầu tiên, một số thay đổi dễ nhận thấy ám chỉ việc có thai như buồn nuôn, đau lưng, cảm xúc dễ thay đổi, ngực căng, tức, thèm một số loại đồ ăn nhất định, tất nhiên là chậm kinh.

2. Tiêm vắc-xin là việc quan trọng

 

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình mang thai, bạn sẽ được khuyên nên tiêm loại vắc-xin nào. Chúng sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừ việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ.

Hãy nhớ, những mẹ bầu mang thai lần đầu nếu mắc một số loại bệnh có thể tác động xấu trực tiếp tới sức thể thể chất và sự phát triển tâm lý của thai nhi. Mặt khác, bạn không nên tiêm các loại vắc-xin với vi-rút hay vi khuẩn sống vì có thể không tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con.

3. Bong huyết có thể xảy ra trong suốt thai kỳ

Dấu hiệu điển hình đầu tiên của việc mang thai là chậm kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.

Hiện tượng trên xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biết giữa kinh nguyệt vào loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc.

Thông thường, nếu mang thai, màu máu thường có xu hướng nâu nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt đỏ mà bạn vẫn thấy.

4. Tăng cân bao nhiêu là bình thường?

Hầu hết mẹ bầu mang thai lần đầu đều lo lắng về việc tăng cân và làm sao để giảm cân sau sinh. Tăng bao nhiêu cân phụ thuộc vào chỉ số cơ thể BMI trước khi mang thai. Nếu bạn thừa cân trước khi có thai, thì nên tiêu thụ ít calo mỗi ngày hơn một người bình thường.

Nguyên tắc cơ bản là cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, nên chỉ cần ăn đúng bữa, hiểu đúng những gì con cần thay vì tâm lý ăn thật nhiều, ăn cho hai người.

5. Nên và không nên ăn gì?

Cùng với việc uống viên bổ sung vitamin, sắt và canxi, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, cần tránh xa rượu bia, thuốc lá hay các sản phẩm có chứa chất gây nghiện caffein vì chúng tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

6. Vận động nhẹ nhàng là cần thiết

Mang thai không có nghĩa là kiêng tuyệt đối thể dục, thể thao. Bạn cần nên lịch tập hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Thậm chí, mẹ bầu cần nhớ quá trình sinh con yêu cầu việc tập luyện, đòi hỏi mất nhiều năng lượng. Chỉ một cơ thể khỏe mạnh mới vượt qua quá trình đó thuận buồm xuôi gió.

Ngoài ra, tập thể dục nhẹ nhàng còn giúp mẹ bầu vượt qua các cảm giác khó chịu do thai kỳ đem lại. Sự phát triển của thai nhi cũng theo đà tiến triển tốt hơn.

7. Du lịch khi mang bầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khác hàng mang thai sau 36 tuần.

Nếu đi du lịch, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau, hoặc nên tránh. Từng có tiểu sử sảy thai hoặc mang đa thai, huyết áp cao, tử cung bất thường, tiểu đường thai kỳ, từng bong huyết trong thai kỳ…, bà bầu nên ở nhà nghỉ ngơi.

8. Đau đẻ

Khi ngày dự kiến sinh đến càng gần, bạn sẽ cảm nhận càng rõ cơn đau chuyển dạ ập đến. Cần báo bác sỹ về những dấu hiệu bất thường.

Ngoài ra, mẹ bầu cần ghi nhớ nỗi sợ hãi sinh con có thể làm trì hoãn quá trình này. Ước tính sẽ chậm hơn từ một cho tới 1,5 tiếng khi vượt cạn so với người bình thường.

Nguồn: Gia đình Việt Nam