Điều tuyệt diệu vitamin mang lại cho thai nhi
Vitamin A
Phụ nữ mang thai bị thiếu vitamin A có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân. Đối với người phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng tốt, chỉ cần tăng cường sử dụng các thức ăn nguồn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) và các thức ăn giàu chất tiền vitamin A có trong các thức ăn rau lá màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, rau bí…), quả chín có màu vàng, da cam như đu đủ, xoài, mít, hồng hoặc củ, quả có màu đỏ, vàng, da cam như cà chua, bí đỏ, khoai lang nghệ…7 vitamin cần thiết bổ sung khi mang thai.
Vitamin B1
Là yếu tố cần thiết để chuyển hoá gluxit. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm do đó ngũ cốc và các hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt. Ăn gạo không xay xát quá kỹ, và ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung đủ vitamin B1 cho thai phụ và chống được bệnh tê phù.
Vitamin B2
Tham gia quá trình tạo máu. Nếu thiếu vitamin B2 sẽ gây thiếu máu nhược sắc, gây tổn thương ở da, niêm mạc miệng, mũi, chậm lớn, dễ sảy thai… Cần bổ sung vitamin B2 trong thức ăn từ động vật, sữa, các loại rau, đậu…
Vitamin B9 (acid folic hay folate)
Rất cần thiết cho sự phát triển của bào thai, phòng tránh khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi như dị tật ống thần kinh, giảm nguy cơ sảy thai, suy dinh dưỡng thai nhi,… Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
Vitamin B12
Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh: Không chỉ có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, vitamin B12 còn giúp hình thành các tế bào máu và duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ireland, thiếu vitamin B12 trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn đầu là nguyên nhân gây khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Theo đó, những mẹ bầu có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250ng/L sẽ có nguy cơ sinh con bị dị tật ống thần kinh cao hơn gấp 2,3 lần so với những phụ nữ khác. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ trên 300 ng/L để ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi.
Vitamin C
Có vai trò lớn tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín như: chanh, cà chua, xoài, dâu, dứa, ớt đỏ, khoai lang, khoai tây, củ cải xanh…
Vitamin D
Vitamin D góp phần vào sự hình thành hoàn chỉnh bộ xương thai nhi và củng cố xương của bà mẹ. Vitamin D có trong dầu cá, lòng đỏ trứng, bơ, gan các loại, sữa toàn phần, cá biển… Ánh nắng mặt trời cũng là nguồn vitamin D giúp da tổng hợp vitamin D3. Do đó, phụ nữ có thai nên có thời gian hoạt động ngoài trời càng nhiều càng tốt.
Vitamin E
Là một chất chống ôxy hóa, làm giảm tỷ lệ sảy thai hoặc sinh non do trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể. Vitamin E có rất nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu. Vì vậy chỉ cần ăn nhiều dầu thực vật hoặc các thức ăn có nhiều vitamin E hàng ngày là đủ.
NHƯ Ý (Tổng hợp)
Nguồn: Người đưa tin
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua