Dòng sự kiện:

Dinh dưỡng "gọi răng sữa về" cho bé khỏe, mẹ an tâm

18:00 10/11/2015
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ chậm mọc răng các chuyên gia khuyên mẹ nên làm.

 

 

 

Trẻ 10 tháng tuổi chưa mọc răng có thể coi là chậm, nhưng nếu trẻ vẫn phát triển tốt về thể chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ chậm mọc răng các chuyên gia khuyên mẹ nên làm. 

Bổ sung canxi


Bổ sung canxi bằng các thực phẩm tự nhiên.

Bé chậm mọc răng, nguyên nhân đầu tiên là bé bị thiếu canxi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân do mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn). Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Các mẹ cần nhớ, thực đơn cho bé ăn nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.


Bổ sung canxi qua nguồn sữa mẹ.

Mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bé đang trong quá trình mọc răng và vận động nhiều nên có nhu cầu canxi rất cao, mẹ nên cho bé ăn tăng cường thêm những món chứa lượng canxi dồi dào như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm… Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi, có thể cho trẻ uống nước ép hoặc xay cả bã. Lượng sữa cần thiết cho bé ở thời kì này là khoảng 500-800ml mỗi ngày, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.

Bổ sung vitamin D


 Tình trạng chậm mọc răng còn liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể bé. Mẹ cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.

Thực phẩm xay nhuyễn dành cho trẻ em


 Với tính chất mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.

Bánh ăn dặm

 Loại bánh này có bán rộng rãi trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.

Rau nấu chín


 Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.

Đồ uống mát

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ mọc răng


– Dinh dưỡng để tăng trưởng: Có nhiều trong thịt, cua, tôm, cá,..
– Dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động: Có nhiều trong dầu thực vật, các loại ngũ cốc, thực phẩm chứa chất béo như pho mai, bơ, sữa,… tốt nhất trong mỗi bát thức ăn của bé nên có từ 1-2 thìa dầu ăn. tuy nhiên bạn nên cho bé ăn một lượng ngũ cốc vừa phải để bé không bị dư khoáng chất phốt pho khiến cơ thể hạn chế hấp thu canxi nhé.
– Dinh dưỡng bảo vệ: bao gồm các vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng có chứa ion,…
- Thực phẩm cho bé ăn phải đảm bảo nguồn gốc và chỉ tiêu chất lượng, đặc biệt phải được chế biến với quy trình hợp vệ sinh.

Tuyệt đối không nên pha sữa cho bé bằng các loại nước cháo, nước cơm, khoáng, nước củ vì các thành phần trong các loại nước này sẽ khiến bé khó hấp thu lượng canxi có trong sữa.


Rau củ chứa nhiều axit tự nhiên có tác dụng làm giảm cơn đau mọc răng. Hai loại củ quả lý tưởng nhất là carrot và dưa chuột (nhất là dưa chuột bao tử). Trong trường hợp bé đau, các mẹ có thể cho một chiếc khăn đã làm ướt sạch lên ngăn đá tủ lạnh, sau đó cho bé nhai để làm dịu chỗ nướu đau tạm thời. Nếu bé đau quá, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

 Đặc biệt, việc bổ sung thêm vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá dài.

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam