Dừng ăn dặm khi bé bị ốm, đúng hay sai?
Dõi theo nhu cầu của bé
Thực ra, mẹ nên căn cứ theo nhu cầu của bé. Nếu bé tỏ ra đói bụng, hãy cho bé ăn. Nếu bé từ chối, mẹ thử cho con các loại thức ăn lỏng hơn, hoặc nước trái cây, sữa… để bé không bị mất nước. Nhất là trong trường hợp bé bị tiêu chảy hay nôn ói, mẹ nên điều chỉnh lại loại thực phẩm mình sẽ cho bé ăn dặm.
Mẹ có thể tiếp tục cho con ăn thực phẩm dạng đặc một khi bé đã chuyển sang tập bốc hay ngồi ăn chung với gia đình, chỉ trừ trường hợp bé bị nôn thường xuyên. Đối với các bé từ 6 đến 9 tháng, mẹ có thể cho bé ăn chuối, bột gạo sữa, gạo trái cây, bánh mì mềm. Nếu bé đã lớn hơn, hãy thử một lượng nhỏ thịt gà, các loại thực phẩm chứa tinh bột như cháo, cơm nát, bún, nui…
Bé có thể tiếp tục bú mẹ?
Các bé có thể muốn “tuti” nhiều hơn khi bị bệnh. Cho con bú sữa mẹ chính là một cách giúp cung cấp nước và dinh dưỡng khi bé đang cảm thấy chán ăn. Nếu không bú mẹ và cũng từ chối uống nước, bé đứng trước nguy cơ bị mât nước và tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề. Việc được ôm vào lòng và bú mẹ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian bị bệnh. Mẹ cũng nên lưu ý, nếu đang cai sữa cho bé, nên tránh thời điểm bé bị bệnh. Việc cai sữa chỉ nên tiến hành khi bé khỏe mạnh và cảm thấy vui vẻ.
Nếu bé không chịu ăn thì sao?
Nếu mẹ không thành công trong việc thuyết phục con ăn chút gì đó, nhưng bé vẫn uống và được cung cấp đủ nước, không có lý do gì để lo lắng. Cũng giống như khi mẹ bị ốm, bé có thể không thích ăn uống gì nhưng điều này không đáng lo đâu. Tuy có thể ảnh hưởng chút ít đến tiến trình ăn dặm, bé sẽ mau chóng quay lại với nhịp ăn uống thường ngày thôi.
Khi bị bệnh, bé cũng đau mỏi như người lớn chúng ta và chán ăn cũng là chuyện thường tình
Điều đáng bận tâm nhất là bé có thể bị mất nước. Hãy chắc chắn rằng mẹ sẽ cho bé bú mẹ hay bú bình theo nhu cầu. Nếu mẹ thấy bé không uống nước đủ, hãy cho bé uống bù chất điện giải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại thức uống có các chất điện giải thường khó uống, thế nên mẹ hãy chỉ cho bé uống từng lượng nhỏ trong mỗi lần uống thôi nhé.
Lưu ý không cho bé uống những loại nước uống dành cho dân chơi thể thao hay nước tăng lực, mẹ nhé. Chúng không cung cấp những chất điện giải tương đương với các loại thức uống được dùng trong y tế.
Mẹ có thể cho con ăn thức ăn đặc trở lại khi bé đã ngừng tiêu chảy và nôn, lý tưởng nhất là sau 6 đến 12 giờ khi bắt đầu dùng nước uống điện giải. Lưu ý, mẹ nên chọn những thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu nhé.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Dở khóc dở cười chồng vào phòng thấy vợ đang mặc váy cưới xem 'trận' đám cưới Hoàng gia
- 'Ông bố bỉm sữa' đi khắp nơi dạy ăn dặm 3 trong 1
- 5 món cháo gà cho bé ăn dặm ngon, bổ, dễ làm cho các mẹ bận rộn
- Mách mẹ 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật siêu nhanh, đảm bảo dinh dưỡng
- Vì sao không nên cho muối vào thức ăn dặm của trẻ?
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua