Dùng thuốc dễ gây nguy hiểm tính mạng nếu mắc sai lầm
Ngoài những lỗi như dùng kháng sinh cũ cho nhiễm khuẩn mới, làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc và khiến bệnh tình khó điều trị hơn; uống thuốc theo thói quen mà không đọc hướng dẫn sử dụng hay nhận tư vấn từ dược sĩ; tự chẩn đoán tình trạng của bản thân và mua thuốc tự điều trị bừa bãi...thì còn hàng loạt những sai lầm của người bệnh khi dùng thuốc ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Không để ý tới tác dụng phụ của thuốc
Tất cả các thuốc đều tiềm tàng tác dụng phụ, nhưng một số nhóm thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn các thuốc khác và cần sự theo dõi trên những đối tượng nguy cơ. Các thuốc điều trị đái tháo đường như insulin tác dụng nhanh, thuốc nhóm sulfonylurea gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, thuốc chống đông máu như warfarin có thể gây chảy máu. Do vậy, người bệnh cần hỏi bác sĩ/dược sĩ về những tác dụng phụ thường xảy ra cũng như những trường hợp nào cần đến sự chăm sóc y tế.
Sai lầm khi dùng thuốc có thể gây nguy hiểm tính mạng
Dùng các thuốc không kê đơn và chế phẩm bổ sung bừa bãi
Mặc dù các thuốc không kê đơn có thể được mua dễ dàng tại các nhà thuốc mà không có đơn bác sĩ, chúng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với những thuốc khác.
Các vitamin, thực phẩm chức năng và thảo dược cũng gây ra tác dụng phụ và tương tác thuốc. Ví dụ, các vitamin nhóm B có thể gây tổn thương cơ và thận khi dùng cùng với thuốc điều trị tăng mỡ máu nhóm statin. Người bệnh tăng huyết áp không nên dùng đương quy khi đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu thiazide và không nên dùng ma hoàng, nhân sâm hay yohimbe do chúng có thể làm tình trạng của bệnh tăng huyết áp trở nên xấu hơn.
Bên cạnh việc kiểm tra các tương tác và độ an toàn của các thực phẩm chức năng hay thảo dược, các bác sĩ/dược sĩ còn có thể tư vấn cho người bệnh những chế phẩm có uy tín và chất lượng.
Thường xuyên uống thuốc không đúng giờ hoặc quên
Tuân thủ điều trị đóng vai trò lớn đến hiệu quả điều trị của thuốc. Bác sĩ không thể biết được hiệu quả hay đáp ứng của thuốc nếu không biết được cách bệnh nhân uống thuốc. Một bệnh nhân tăng huyết áp được kê đơn một loại thuốc cần uống 2 lần/ngày, nhưng bệnh nhân lại không tuân thủ điều trị, dẫn đến không đạt mục tiêu huyết áp, khi tái khám bác sĩ có thể phải tăng liều hoặc kê thêm thuốc mới.
Tự ý thay đổi liều dùng
Khi bị bệnh, theo tâm lý chung, bệnh nhân thường muốn hết bệnh nhanh, nên khi thấy thuốc chậm phát huy tác dụng đã tự tiện tăng liều thuốc. Bệnh nhân cần biết rằng, rất nhiều thuốc cần một thời gian uống nhất định, có thể kéo dài đến vài tuần để đạt được hiệu quả. Tăng liều thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại, đặc biệt là đối với các thuốc chống trầm cảm hay thuốc tim mạch nhóm chẹn beta giao cảm. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không thay đổi liều lượng hay dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống thuốc thế nào là đúng? Một số bệnh nhân uống thuốc ở tư thế nằm hoặc uống thuốc xong lại đi nằm ngay. Đây cũng là một cách uống thuốc không đúng. Khi uống thuốc ở tư thế này, thuốc chưa kịp trôi xuống dạ dày, rất dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị mà còn gây kích ứng thực quản, dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương thực quản. Bởi vậy, nên ngồi hoặc đứng khi uống thuốc, sau đó khoảng 10-15 phút mới nên đi nằm. Quan niệm rằng nghiền thuốc ra để uống cho dễ và thuốc nhanh có tác dụng hơn là một sai lầm. Mỗi dạng bào chế thuốc đều nhằm mục đích điều trị riêng nên cần tuân thủ cách đưa thuốc vào cơ thể theo đúng hướng dẫn. Chẳng hạn như với thuốc dạng tác dụng chậm, phóng thích dần vào cơ thể, nếu bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, gây nguy hiểm. Đối với trẻ nhỏ, nếu không nuốt được cả viên nên trao đổi với bác sĩ về điều này để được đổi dạng thuốc hoặc được hướng dẫn xem loại thuốc đó có thể nghiền nhỏ hay không. |
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cảm cúm: Khi nào thì bạn cần dùng thuốc?
- Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc cho trẻ bị nấm da đầu
- Có nên dùng thuốc bổ trong mùa thi?
- 70% nữ giới bị suy giãn tĩnh mạch chân: Đừng bỏ lỡ 5 giải pháp tiết kiệm và an toàn này
- Mẹ bỉm sữa được lợi gì nếu dùng nước muối sinh lý đơn liều để vệ sinh mắt mũi cho trẻ
- 4 loại thảo dược hỗ trợ đắc lực cho bệnh giãn tĩnh mạch chân
- Thảo dược quý từ Pháp khắc tinh của bệnh giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua