Được và mất từ chuyện ở trường Nam Trung Yên
Cô giáo Trần Thị Thu Nhung, người đã dũng cảm nói ra sự giả dối ở Trường Nam Trung Yên - Ảnh: VNN
Chuyện ngay từ đầu sẽ không đến mức ông Chủ tịch thành phố phải giao cho công an điều tra nếu việc xử lý lỗi lầm được thực hiện theo lẽ phải thông thường. Cô Hiệu trưởng, Hiệu phó và một số thầy cô giáo, đã bưng bít sự thực, lừa dối học trò, đồng nghiệp, xã hội. Nhưng cũng có những thầy cô và học trò không làm như vậy. Cô Hiệu trưởng, Hiệu phó bị cách chức. Việc xử lý hành chính đã xong nhưng nỗi đau không phải đã kết thúc, không phải chỉ liên quan đến mấy người làm sai bị cách chức mà nỗi đau sau việc này vẫn còn tấn công lòng tự trọng, sự liêm sỉ của con người.
Người xưa coi các nhà giáo là bậc thầy thiên hạ, là lớp người có thể dẫn đạo cho xã hội sống theo luật pháp, lẽ phải. Nghĩa là cuộc đời và công việc của họ mang những chuẩn mực cho xã hội trông vào. Xã hội tin vào họ và họ cũng ý thức được điều đó. Nhà giáo là người dạy cho người khác biết sống và hành động như những con người. "Quân tử khứ nhân ô hồ thành danh"(người quân tử bỏ qua điều nhân thì sao có thể thành người được).
Hai cô lãnh đạo một trường đã bỏ qua điều nhân tối thiểu (một cô không cứu em học sinh bị xe đang chở mình trong đâm gẫy chân, cố tình nói dối, rồi cả hai cùng nhau lo chuyện che chắn, gây khó cho việc điều tra...), không còn biết phải trái khi liên tục đưa ra các biện pháp đánh lừa dư luận, dung túng cho cái xấu, cố giữ vị trí của mình... Tất nhiên, như người ta nói: nói dối hay cùng. Sự thật đã bị phơi bày và những người có lỗi đã bị xử lý.
Cuối cùng thì sự thực được phơi bày, đúng sai rõ ràng. Đó là cái được. Nhưng cái mất cũng rất lớn. Tôi cũng có chút mừng khi sự thật đã tường minh nhưng lại thấy xót xa vì con đường để cho sự thật ra ánh sáng gian nan quá. Có người bảo "đây là do ứng xử vụng, chuyện không có gì mà àm ĩ thế". Tôi không nghĩ vậy. Cái lạnh lùng của cô giáo khi không xuống xe xem học trò của mình bị tai nạn ra sao cũng như việc cô thực hiện để bưng bít sự thực, đổ lỗi cho em học trò... không phải do ứng xử vụng mà do sự tăm tối của nhận thức về quyền lực, thói vô cảm và dối trá ngày nay đang thắng thế trong nhiều lĩnh vực, quan hệ gây nên. Nhiều người nghĩ họ có thể dùng bàn tay bịt mặt trời, dùng quyền lực của mình che giấu tội ác và một khi họ muốn là có thể làm tất cả.
Tôi nghe cô giáo Nhung nói về nỗi sợ bản năng và việc vượt lên trên nỗi sợ hãi để bảo vệ công lý của nhiều thày cô giáo ở trường ấy với nhiều tâm trạng. Buồn nhưng tôi thông cảm và trân trọng, cảm phục họ. Lẽ ra, họ có thể thanh thản nói ra sự thật nhưng thực tế họ rất khó khăn để làm cái việc thông thường, lẽ ra ai cũng phải làm ấy. Cái mà ai cũng biết "thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt" đã thành một nếp nghĩ của xã hội rồi. Tôi lại nhớ đến bộ phim Bi, đừng sợ và mới thấy cái nhọc nhằn ở cõi nhân gian. Vì sao các cô làm điều tử tế lại sợ? Họ sợ gì? Vì sao cái điều bất thường kia lại trở thành cái bình thường hiện nay? Tại sao cái tử tế lại bị lép vế, lại bị cái xấu đe dọa và không có khả năng tự vệ? Đây không chỉ là chuyện đạo đức, là lỗi ứng xử của cá nhân mà nó là vấn đề lớn hơn thế, đã gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho hôm nay mà còn cho cả tương lai của con em chúng ta. Nếu tất cả những người yêu sự thật, trọng liêm sỉ không biết sợ và xã hội có cơ chế hợp lý để tiêu diệt dối trá chứ không phải chỉ là những kêu gọi đừng dối trá thì dối trá sẽ không còn đất sống. Tôi cũng biết để làm được như cô Nhung đã làm là rất dũng cảm và lại buồn khi có những việc dối trá khác nhiều người biết mà không dám nói ra.
Xã hội sẽ còn xuống cấp và tất cả chúng ta, đến một lúc nào đó sẽ là nạn nhân của thói giả dối nếu từ bây giờ mỗi chúng ta vẫn cứ chỉ là người động viên người khác hành động còn mình thì như người ngoài cuộc.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên trần tình vụ học sinh gãy chân
- Vụ học sinh bị gãy chân: Phụ huynh ‘phản pháo’ báo cáo của trường Nam Trung Yên
- Mẹ của học sinh bị gãy chân: Cái giá của hai từ 'xin lỗi' đắt đến xót xa
- Vụ học sinh gẫy chân tại trường: Hiệu trưởng, hiệu phó sẽ thôi giảng dạy
- Vụ học sinh gãy chân: Xem xét dấu hiệu hình sự hiệu trưởng, hiệu phó
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua