Ghép sọ não thành công cho bé trai 37 ngày tuổi chỉ có 5% cơ hội sống
Ngày 20/6, cậu bé xuất viện trong niềm vui của cả gia đình và y bác sĩ, bởi khi mổ tiên lượng khả năng sống của bé rất thấp.
Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh hôm 7/5 tiếp nhận bệnh nhi 37 ngày tuổi ở Cẩm Phá trong tình trạng quấy khóc từng cơn, li bì, bỏ bú, nôn trớ sau ăn, da nhợt nhạt… Bác sĩ khám phát hiện bé bị yếu nửa người bên phải, đồng tử 2 bên không đều, thóp căng phồng, phản xạ yếu, thở rên. Bệnh nhi bị tăng áp lực nội sọ, xuất huyết não.
Cậu bé trải qua 2 ca phẫu thuật lớn với 45 ngày nằm viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bệnh nhi bị thiếu máu nặng, rối loạn đông máu, xuất huyết não bên trái, phù não…, phải thở máy, truyền máu, tiêm vitamin K, kiểm soát áp lực nội sọ.
Hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ xác định trẻ bị xuất huyết trong não lan rộng, chỉ định phẫu thuật lấy máu tụ trong sọ, ngoài màng cứng, dưới màng cứng.
Theo các bác sĩ đây là ca mổ phức tạp, có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong cuộc mổ. Các bác sĩ tiến hành tách riêng các cơ xương sọ, bộc lộ phần xương, mở màng cứng để lấy hết tổ chức máu tụ cùng tổ chức não bị dập… Phần khuyết xương sọ được gửi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội bảo quản. Ca mổ kéo dài 2 giờ.
Các bác sĩ tiến hành 2 ca mổ để lấy máu tụ, sau đó ghép phần xương sọ bị khuyết. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau mổ bé xuất hiện tình trạng suy thận nên được chăm sóc đặc biệt, bù dịch, lọc máu liên tục trong 3 ngày tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Một tuần sau bé lại bị vàng da, tăng men gan… Qua hội chẩn toàn viện, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị hội chứng mật đặc sau mổ sọ não và chỉ định điều trị nội khoa.
Ngày 3/6, khi sức khỏe của trẻ ổn định, các bác sĩ tiến hành ghép khuyết xương sọ. Sau hơn một giờ, ca phẫu thuật thành công tốt đẹp. Ngày 20/6, trẻ được xuất viện.
2 ca mổ do các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh thực hiện. “Sự sống của trẻ mới đầu chỉ có 5% thì nay đã được ra viện. Tôi xin lời cảm ơn tất cả các y bác sĩ”, chị Phương, mẹ của bé không giấu được niềm vui mừng chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo, hàm lượng vitamin K ở sữa mẹ thấp. Lượng dự trữ vitamin này ở trẻ mới sinh cũng rất thấp vì vitamin K tự nhiên khó qua nhau thai.
Ngoài ra, hệ vi khuẩn ở ruột của trẻ chưa phát triển nên chưa tổng hợp được vitamin K dẫn đến cơ thể thiếu vitamin K. Vì thế trẻ dễ bị xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết não - màng não thường để lại những di chứng nặng nề.
Tiêm vitamin K cho trẻ mới sinh là một biện pháp dự phòng chủ động, tránh hiện tượng xuất huyết não - màng não hay gặp ở trẻ một tháng tuổi.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Vụ bé trai 33 ngày tuổi chết: Người mẹ mắc chứng loạn thần sau sinh?
- Sốc: Mẹ ruột khai nhận đã giết bé trai 33 ngày tuổi chết trong chậu nước
- Ca phẫu thuật 12 tiếng cứu bé trai bị phình động mạch hiếm gặp
- Clip bé trai tay chống cằm say sưa nghe mẹ hát cực đáng yêu
- Bé trai suýt mất mạng vì nuốt phải côn trùng còn sống
- Số bé trai bị lõm ngực nhiều gấp đôi bé gái
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua