Giải mã loại thuốc khiến hơn 10.000 em bé mang dị tật
Thalidomide từ năm 1954 từng được nhiều bà bầu tin dùng để rồi sinh ra hơn 10.000 em bé bị dị tật tay, chân. Vụ việc này bị đánh giá là một trong những bê bối y khoa trầm trọng nhất lịch sử loài người.
Suốt thời gian dài, các nhà khoa học không biết vì sao Thalidomide làm hại thai nhi đến vậy. Gần đây, các nhà khoa học từ Viện Ung thư Dana-Farber (Mỹ) mới phát hiện nó phá vỡ một loạt protein như SALL4 liên quan đến việc giải mã gen. Thiếu các protein này, mô không thể phát triển hoàn thiện thành nội tạng và các chi của thai nhi
"Có sự tương đồng giữa các khuyết tật bẩm sinh do Thalidomide và những người mang gen SALL4 đột biến", Science Alert dẫn lời nhà dược học Eric Fischer tham gia công trình nghiên cứu mới. "Các bằng chứng chỉ ra sự gián đoạn SALL4 chính là gốc rễ dẫn đến sự tàn phá thai nhi của Thalidomide".
Butch Lumpkins, một nạn nhân củaThalidomide.
Năm 1954, Thalidomide lần đầu tiên được tổng hợp bởi Công ty dược phẩm Chemie Grünenthal (Đức). Thử nghiệm trên động vật chứng tỏ thuốc không độc hại. Hai năm sau đó, giới khoa học xác nhận Thalidomide an toàn cho người. Dần dần, Thalidomide được thai phụ khắp thế giới sử dụng để giảm ốm nghén.
Cuối thập niên 50, các bác sĩ Đức bắt đầu nhận thấy sự gia tăng đột biến về số ca dị tật bẩm sinh. Năm 1960, bác sĩ nhi Widukind Lenz chính thức công bố mối liên hệ giữa dị tật trẻ sơ sinh và Thalidomide. Ngay lập tức, công ty Grünenthal thu hồi toàn bộ sản phẩm khỏi thị trường nội địa.
Bé Georgina Harrison bị dị tật tương tự người bố do bà nội em dùngThalidomide. Ảnh:REX.
Tại các nước khác, động thái can thiệp diễn ra chậm hơn. Năm 1962, mọi dược phẩm chứa Thalidomide hoàn toàn biến mất trên thị trường. Tuy vậy Thalidomide đã ảnh hưởng tới hơn 120.000 đứa trẻ. Hầu hết các bé chết trước khi chào đời, khoảng 10.000 em sinh ra với tay, chân ngắn dị thường và các đốt, ngón không rõ ràng, thậm chí dính lại với nhau.
Trải qua hàng chục năm, không ai hiểu tại sao Thalidomide gây hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Đến những năm 80, thuốc tái xuất dưới dạng dược phẩm điều trị ung thư nhờ khả năng ngăn cản sự phát triển mạch máu trong khối u.
Thalidomide từng được các bà bầu sử dụng để giảm ốm nghén.
Từ công trình nghiên cứu của Viện Ung thư Dana-Farber, các nhà khoa học không chỉ tìm ra nguyên nhân Thalidomide làm hại thai nhi mà còn kỳ vọng thay đổi tương lai ngành dược. Trên thực tế, Thalidomide vẫn mang tiềm năng lớn và có khả năng cứu người. "Chúng ta giờ đây đã biết thuốc này tác động đến một số protein cụ thể", Fischer nói. "Kết quả này sẽ giúp các nhà sản xuất điều chế loại thuốc chữa trị hiệu quả mà không gây dị tật".
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao
- Mùa hè dù có nóng đến mấy, mẹ vẫn phải đi tất cho con trong những trường hợp này!
- Mùa hè dù có nóng đến mấy, mẹ vẫn phải đi tất cho con trong những trường hợp này!
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua