Dòng sự kiện:

Giảm ăn tinh bột khi mang thai có ảnh hưởng tới con không?

16:40 11/03/2016
Tinh bột đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành và phát triển của thai nhi khỏe mạnh.

Tin liên quan

Chào bác sĩ, hiện em đang mang bầu tháng thứ 2. Em thấy rất nhiều người mang bầu nhưng thân hình vẫn nhỏ gọn còn em thì có dấu hiệu thừa cân. Nghe nói thừa cân cũng là dấu hiệu không tốt cho thai nhi. Vì thế, em đang có ý định dừng ăn tinh bột, chỉ bổ sung hài hòa các nhóm chất khác. Cho em hỏi, liệu việc em dừng ăn tinh bột có ảnh hưởng nghiêm trọng tới bé không? Em xin cảm ơn.
---------------------

Chào bạn,

Chắc bạn đã biết, chế độ ăn uống khi mang bầu cực kì quan trọng cho sức khỏe mẹ và đặc biệt là thai nhi.

Và việc đảm bảo tốt nhất là bạn nên thực hiện ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường (gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến), chất đạm (thịt, cá, trứng) và chất béo (dầu ăn) và vitamin. Khẩu phần ăn giàu chất nào hơn cũng ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

Trong đó, tinh bột là nguồn dinh dưỡng có vai trò tạo năng lượng sống cơ bản cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, năng lượng duy nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi có nguồn gốc từ chất bột đường. Vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu không được bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Chưa kể với não bộ bé, năng lượng duy nhất được sử dụng là từ chất bột đường. Các tế bào của bé liên tục vận động, sinh sôi và phát triển. Tất cả các quá trình sinh học này không thể diễn ra nếu không được cung cấp năng lượng. Mặt khác mọi quá trình sử dụng chất đạm trong cơ thể bé như cấu trúc nhân tế bào, cấu tạo nên cơ, não bộ, tim đều cần năng lượng từ chất bột đường. Không chất nào có thể thay thế được điều này. Vì thế mẹ không thể không ăn chất bột đường.

Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết trên báo Khám Phá, mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ ngày. Trong đó, đường bột chiếm 65-75% tổng số năng lượng cung cấp cho cơ thể, khoảng 200-250 gam gluxit. Còn lại, lipit chiếm  20% nhu cầu năng lượng (khoảng 30-40gr) và có thể tăng hơn 5% chất đạm (khoảng 70-80g protein)”.

Nguồn: Gia đình Việt Nam