Giúp mẹ xử lý khi trẻ bị nhiệt lưỡi để con mau khỏi bệnh
Trẻ bị nhiệt lưỡi thường quấy khóc, kém ăn, miệng chảy nhiều nước dãi
Dấu hiệu khi bị nhiệt lưỡi
Trẻ quấy khóc, bỏ ăn.
Miệng chảy nhiều nước dãi.
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm màu trắng hoặc ngà.
Đốm trắng to dần từ 8 – 10 mm, hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.
Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
Nếu bị nặng có thể gây sốt, nổi hạch.
Cách xử trí khi trẻ bị nhiệt lưỡi
Đa phần các trường hợp trẻ bị nhiệt lưỡi, nhiệt miệng thường không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên trẻ vẫn bị đau đớn và khó chịu, vì thế các mẹ nên giúp các bé khỏi bệnh càng sớm càng tốt.
Khi trẻ bị nhiệt lưỡi, các mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị như sau:
Dùng thuốc tây: Mẹ có thể mua một số loại thuốc tây dạng bôi để bôi trực tiếp vào vết loét nhằm giảm sưng, kháng viêm và tránh lây lan vết loét ra xung quanh, đồng thời uống kèm các loại thuốc có tác dụng giải nhiệt, đa phần các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em.Dùng mật ong: Các công thức chữa bệnh kết hợp với mật ong rất hiệu quả bởi mật ong được biết đến là một loại chất chống viêm, khử trùng rất tốt. Cho bé ngậm mật ong, súc miệng với mật ong pha nước ấm hay dùng mật ong chấm vào đầu vết lở để khử trùng…là các cách dùng mật ong để trị bệnh nhiệt lưỡi. Cần lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Dùng bột sắn dây: Được biết đến với công dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt do có tính hàn. Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước cho bé uống để giải nhiệt hoặc quấy bột nấu cho trẻ ăn để giảm đau rát.
Uống các loại nước ép chứa nhiều Vitamin C: Mẹ có thể cho bé uống nước ép các loại trái cây như cam, chanh, quýt mỗi ngày để tăng sức đề kháng và giảm sưng nơi vết loét.
Dùng chè xanh: chè xanh được coi là một chất có tính sát khuẩn cao, giúp giảm viêm, sưng. Mẹ có thể cho bé ngậm và súc miệng với nước chè xanh trong khoảng 3-5 phút, ngày thực hiện 2 lần để vết loét nhanh khỏi.
Bên cạnh chè xanh thì các loại cây như rau ngót, diếp cá đều có tính sát khuẩn cao, thích hợp để điều trị bệnh nhiệt lưỡi, miệng. Mẹ có thể lấy lá rau ngót hoặc rau diếp cá, rửa sạch, xay nhuyễn, sau đó lọc lấy nước, sau đó dùng nước này bôi lên vết loét trên lưỡi và miệng của trẻ, sau 3 ngày thực hiện tình trạng nhiệt lưỡi miệng sẽ giảm dần.
Theo Gia đình Việt Nam
Giúp mẹ xử lý và khắc phục khi trẻ hay ọc sữa, nôn trớ
- Mẹo giúp mẹ xử lý khi con đòi ăn quà vặt ở cổng trường
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua