Hàng loạt đường trung tâm Sài Gòn được nghiên cứu thành phố đi bộ
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM đang xem xét đề án chuyển một phần khu trung tâm (930 ha) thành khu đi bộ, trình UBND TP HCM trong quý 2.
Theo đề cương đề án, khu phố đi bộ ở trung tâm có chu vi 7,35 km, rộng hơn 220 ha, bao gồm một số đoạn trên đường: Lê Duẩn, Pasteur, Hai Bà Trưng, Mạc Đĩnh Chi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đồng Khởi, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Lê Lợi và một số tuyến đường nhỏ ở quận 1.
Đây là khu vực có nhiều công sở, công trình văn hóa như trụ sở UBND thành phố, TAND TP HCM, Hội trường Thống Nhất, chợ Bến Thành, Công viên Tao Đàn, Nhà hát lớn thành phố, Thảo Cầm viên Sài Gòn, Đại học Y dược, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…
![]() |
Những tuyến kết nối được với phố đi bộ Nguyễn Huệ (ảnh) được ưu tiên làm trước. Ảnh:Thiên Chương. |
Để phục vụ người dân vào phố đi bộ, cơ quan chức năng sẽ bố trí một số bãi đậu xe ở khu vực vành đai như: đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Hữu Cảnh.
Người dân di chuyển trong khu vực phố đi bộ bằng xe buýt điện, monorail. Trong tương lai, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được đưa vào hoạt động sẽ giúp hành khách vào khu trung tâm thuận tiện.
Tại cuộc họp hôm 24/3, các đơn vị liên quan đã đưa ra một số nhiệm vụ nghiên cứu chính như khảo sát điều tra, xây dựng mô hình giao thông, xác định được các vùng phát sinh chuyến đi bộ tương lai; đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch tổ chức phố đi bộ của các thành phố tiên tiến trên thế giới như Copenhagen, London, New York…
Họ cũng đánh giá các tác động giao thông, kinh tế - xã hội và môi trường của đề án; tổ chức phỏng vấn lấy ý kiến người dân và chuyên gia, tham vấn các bên liên quan; lập quy hoạch chi tiết và kế hoạch triển khai thực hiện các tuyến phố đi bộ; ước tính kinh phí và xác định các khung phối hợp thực hiện.
Trước mắt, Sở GTVT thành phố sẽ chọn một số tuyến để triển khai. Các tuyến này có thể kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, Đồng Khởi về khu vực nhà thờ Đức Bà, đường Lê Duẩn.
Trong thời gian đầu, chỉ đi bộ vào các buổi tối thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ. Sau đó, thời gian đi bộ sẽ tăng dần và tiến tới đi bộ các ngày trong tuần.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Hà Nội cấm chó không rọ mõm vào phố đi bộ Hồ Gươm
- Danh sách các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội sắp mở thêm trong tháng 10
- Đường hoa Tết Bính Thân sẽ "trở về" phố đi bộ Nguyễn Huệ
Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua