Hòa nhạc Hennessy lần thứ 21: Sân khấu của sự tiếp biến sáng tạo
Tiếp biến là yếu tố tạo nên những bồi đắp văn hóa qua diễn tiến của thời gian. Đặc biệt, với nghệ thuật, sợi chỉ đỏ vô hình của tinh hoa và cảm xúc chính là “phép màu” khiến những sáng tạo lâu đời của con người duy trì qua những khoảng thời gian tính bằng đơn vị 3 thậm chí 4 con số và hơn thế nữa...
Biểu hiện điển hình của sự tiếp biến văn hóa chính là khi một nghệ sĩ violon 24 tuổi của năm 2017 chơi tác phẩm của một nhà soạn nhạc của thế kỷ 17 hay 18. Nhưng khoảng cách của sự tiếp biến cũng thu ngắn lại và cụ thể hơn rất nhiều khi một nghệ sĩ đại diện của thế hệ tuổi 20 “ùa vào đời” song tấu với một nghệ sĩ tuổi ngoài ngũ tuần, kinh qua mọi thánh đường âm nhạc bác học trên khắp năm châu, cũng như ghi âm hàng chục đĩa nhạc với những hãng đĩa uy tín nhất thế giới.
Và đó là những gì công chúng đã được thưởng thức trong đêm trình diễn của cặp nghệ sĩ Fumiaki Miura (violon) và Akira Eguchi (piano) tại khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội đêm 4/6.
Bốn tác phẩm được lựa chọn cho 2 giờ đồng hồ trình diễn của cặp song tấu đến từ Nhật Bản đều là những tuyệt phẩm viết cho violon và piano.
Từ bản Romance cung Fa trưởng Op.11 của Antonin Dvorak “nhỏ về quy mô nhưng hoàn hảo về cấu trúc” tới bản Sonata cung Rê trưởng của W.A.Mozart rộn ràng mà ý nhị tiếp nối với tinh thần khám phá mạnh mẽ của Khúc divertimento cho violon và piano trích vởi ballet Nụ hôn của tiên nữ của Igor Stravinsky và cuối cùng là Sonata số 10 cung Sol trưởng cho violon và piano của nhà soạn nhạc L.V.Beethoven.
Sự lựa chọn về nhạc mục này không chỉ tôn vinh một mảng sáng tác rất độc đáo trong kho tàng âm nhạc cổ điển là các tác phẩm viết cho song tấu violon – piano mà còn tạo cho người thưởng thức cảm hứng của một thực đơn thịnh soạn mà tinh tế, vừa thách thức vừa thể hiện hết tài năng người trình diễn.
Ở tuổi 24, Fumiaki Miura đã đạt tới một trình độ biểu diễn hoàn hảo về mặt kỹ thuật. Những nét luyến âm, các chi tiết vô cùng vi tế trong khúc divertimento của Stravinsky hay ở chương 3 và 4 bản Sonata số 10 của Beethoven được anh thể hiện cực kỳ chuẩn xác và chắc chắn. Đúng như nhận định của một số nhà phê bình châu u, Fumiaki có sự vượt qua về tuổi đời trong tiếng đàn. Anh đã xử lý được một cách rất điêu luyện những tác phẩm có độ khó cao.
Điểm nổi bật trong tiếng đàn và phong thái trình diễn của Fumiaki chính là tinh thần tuổi trẻ. Sự sáng tạo, tinh thần khám phá trên nền tảng kỹ thuật hoàn hảo là những gì người nghe cảm nhận được từ tiếng đàn của anh.
Tới đây, tính tiếp biến của cảm xúc và cả sự chuyên nghiệp trong trình diễn được nối tiếp bởi pianist Akira Eguchi.
Với bề dày kinh nghiệm, lối chơi piano của Akira Eguchi giống như miếng ghép hoàn hảo cho tiếng đàn Fumiaki Miura. Hơn cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng khi song tấu cùng một nghệ sĩ “hậu bối”, Akira không hề tạo nên một cái bóng lớn che phủ người đồng diễn với mình. Ngược lại, ông chơi đàn với 100% sự thư thái, đối thoại và tung hứng cực kỳ tinh tế với nghệ sĩ violin.
Akira giống một hậu phương vững chắc cho tiếng đàn của Fumiaki được thoải mái tung cánh. Nhưng nếu để ý sẽ thấy những “quãng nghỉ” của cây violon sẽ lập tức trở thành điểm sáng của phím piano. Akira chắt lọc cẩn thận âm lượng từng nốt nhạc khi song tấu nhưng chỉ cần 2 dòng solo, cây đàn của ông sẽ cuộn lên như những con sóng lớn, mạnh mẽ mà mê hoặc!
Trong tiếng vỗ tay không ngớt của khán phòng Nhà hát lớn Hà Nội, hai nghệ sĩ bước ra chơi bản encore tặng riêng khán giả thủ đô. Và dù là một tác phẩm ngoài nhạc mục, nhưng cả Fumiaki và Akira đều như thăng hoa hoàn toàn. Họ thể hiện tất cả kỹ thuật trình diễn cũng như cảm xúc âm nhạc trong tác phẩm cuối cùng để khi nốt nhạc kết tan đi trong không gian, người nghe sực tỉnh và những tràng pháo tay càng mạnh mẽ nhưng cũng tiếc nuối hơn.
Nói như bà Catherine Chu, cố vấn nghệ thuật của chương trình, sân khấu của Hennessy Concert XXI là đêm của sự sáng tạo và tiếp biến nghệ thuật. m nhạc đỉnh cao một lần nữa được vinh danh trong thánh đường của nó nhưng điều tuyệt vời hơn là thông điệp mà những người nghệ sĩ truyền tới công chúng mà không cần bất cứ lời nói nào. Đó là thông điệp về sức sống trường tồn của âm nhạc cổ điển. Thông điệp về những thế hệ nghệ sĩ của ngày hôm nay với đầy đủ tài năng cũng như sự sáng tạo đang tiếp tục giữ lửa cho nghệ thuật đỉnh cao.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
Hòa nhạc “Điều còn mãi” thu hút khán giả trong ngày Tết Độc lập
- Hòa nhạc 'Điều còn mãi' không có diva vẫn đỉnh cao nghệ thuật
- Ánh Tuyết bỏ tên Nguyễn Ánh 9 khỏi đêm nhạc tưởng niệm
- Lệ Quyên tình tứ với Bằng Kiều và Lê Hiếu trong đêm nhạc Duyên
- Vợ và khán giả khóc khi thấy Trần Lập 'trở về' trong đêm nhạc
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
Chiến Thắng lên tiếng về sự cố bị đuổi khỏi đám cưới của Mạc Văn Khoa
Hòa Minzy khiến fan thích thú với màn "múa quạt" trên khán đài để cổ vũ cho đội tuyển bóng rổ Việt Nam
Vừa chia tay Kiều Minh Tuấn, Cát Phượng đã được một sao nam "thả thính"?
Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua