Học sinh gãy chân ở trường Nam Trung Yên bị thương tật 32%
Theo đó, kết quả điều tra khẳng định cháu Kiên bị taxi đâm phải trong sân trường và kết quả giám định thương tật của Viện Khoa học hình sự thì tỷ lệ thương tật của cháu là 32%. Thời điểm xảy ra tai nạn thì bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương, khi đó là hiệu trưởng và hiệu phó của trường, đã có mặt trên xe taxi gây tai nạn.
Với tỷ lệ thương tật này, theo ý kiến của luật sư, đã thoả mãn dấu hiệu: “Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính” được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Mặc dù vậy, ông Trần Chí Dũng cho rằng lái xe taxi vô tình gây tai nạn cho cháu Kiên và không đưa cháu đi cấp cứu do không biết. Gia đình người lái xe sau đó cũng đến xin lỗi và đề nghị thanh toán mọi chi phí điều trị và nhận mọi hậu quả. “Chúng tôi ghi nhận thiện chí của lái xe taxi và cũng đã trao đổi với cơ quan công an về việc xin không khởi tố lái xe”, ông Trần Chí Dũng khẳng định.
Cũng theo ông Dũng, với những người liên quan khác, gia đình đề nghị cơ quan điều tra cứ thực hiện đúng quy trình, cần phải làm rõ tất cả các hành vi liên quan. Khi cơ quan điều tra chính thức có kết luận điều tra, gia đình sẽ căn cứ vào đó để quyết định có đề nghị khởi tố vụ án hay không.
Liên quan đến vụ việc trên, ngày 21.2, Hội đồng kỷ luật UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã chính thức công bố kết luận cách chức bà Tạ Thị Bích Ngọc - hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Hương - hiệu phó trường Tiểu học Nam Trung Yên. Quận ủy Cầu Giấy ngày 28.2 cũng có quyết định khai trừ khỏi Đảng đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương.
Trong thời gian này, theo thông tin từ lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội), rút kinh nghiệm từ vụ tai nạn ở trường Tiểu học Nam Trung Yên, bắt đầu từ ngày 1.3.2017 nghiêm cấm các trường cho phép gửi xe ô tô trong sân trường bất kể ngày và đêm.
Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, cho biết: “Tại buổi họp giao ban với tất cả hiệu trưởng các trường đóng trên địa bàn với lãnh đạo UBND quận, Phòng GD-ĐT đã thống nhất nội dung nghiêm cấm các trường cho phép gửi xe ô tô trong sân trường bất kể ngày hay đêm. Nếu trường nào vi phạm quy định này thì hiệu trưởng trường đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo quận.
Đối với các xe ô tô của giáo viên dạy tại trường, các thầy cô phải tuân thủ đúng nội quy, giờ giấc cho xe ra vào sân trường. Các thầy cô phải có tiết mới đến trường dạy và phải đến trước khi các em học sinh đến trường. Nếu dạy đến hết buổi, xe ô tô của giáo viên chỉ được ra về sau khi các em học sinh đã về hết", ông Ngọc Anh khẳng định.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sau vụ học sinh gãy chân, cấm các trường trông giữ xe ô tô
- Vụ học sinh gẫy chân tại trường: Hiệu trưởng, hiệu phó sẽ thôi giảng dạy
- Vụ học sinh gãy chân: Xem xét dấu hiệu hình sự hiệu trưởng, hiệu phó
- Vụ học sinh gãy chân ở trường: Hiệu trưởng hành xử như một trò hề!
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua