Vụ học sinh gãy chân ở trường: Hiệu trưởng hành xử như một trò hề!
Học sinh Trần Chí Kiên trong lúc điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: NVCC.
Thời gian gần đây, sự việc học sinh Trần Chí Kiên, lớp 2A4, Trường tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội bị gãy chân trong sân trường tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Đặc biệt, việc nhà trường phát phiếu khảo sát cho 100% cán bộ, giáo viên và học sinh để chứng minh hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc vô can khiến nhiều người bức xúc.
Quá bức xúc trước hành động của Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, ngày 17/2, gia đình vợ chồng anh Trần Chí Dũng và chị Dương Hoài Thu, phụ huynh cháu Kiên đã có đơn kiến nghị gửi Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các cơ quan truyền thông báo chí cho rằng, cô Tạ Thị Bích Ngọc đã báo cáo thiếu trung thực.
Ngày 18/2, 18 giáo viên trường Tiểu học Nam Trung Yên đồng loạt gửi “thư bày tỏ” phản đối những điểm chưa đúng sự thật trong vụ học sinh bị gãy chân.
“Những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng dạy học vì thế rất mong cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc để ổn định tâm lý cho giáo viên, phụ huynh, học sinh và trả lại sự bình yên cho ngôi trường”, 18 giáo viên đồng loạt bày tỏ ý kiến.
Nên rút lui khỏi ngành
Bày tỏ sự bất bình trước hành động của bà Tạ Thị Bích Ngọc, PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh nói: “Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên đã có một chuỗi sai lầm, từ lừa dối này đến lừa dối khác. Tôi thấy những điều cô hiệu trưởng hành xử đều giống như một trò hề. Mà đã là hề thì trong giáo dục không thể có”.
PGS Cương nói thêm: “Đến lúc này, tình tiết đã rõ ràng mà cô hiệu trưởng vẫn tìm mọi cách để rũ bỏ trách nhiệm. Cách hành xử này không đúng trong lĩnh vực giáo dục. Theo tôi, cô hiệu trưởng nên rút lui khỏi ngành”.
Thầy Cương cho rằng, những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên, phụ huynh và học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Vì thế, ông đề nghị nên có hình thức xử lý nghiêm những người gian dối. Bởi chỉ có răn đe, thì tình trạng “thiếu trung thực”, mới có thể giảm, mới có thể tạo lòng tin được cho phụ huynh và học sinh khi gửi con ở trường.
“Các trường khác, những nhà giáo khác cũng nên nhìn vào đó để thấy rằng, điều gì đúng, điều gì chưa đúng để hết mình vì công việc, dạy học sinh. Nếu giáo viên nào đã sai lầm thì cố gắng sửa chữa, đừng vì lợi ích cá nhân mà lấy tay che cả bầu trời”, PGS Cương nhắn nhủ.
Trái lương tâm, đạo đức nhà giáo
Cô Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho hay: “Vấn đề ở trường Tiểu học Nam Trung Yên không còn là chuyện của trẻ con nữa mà là ở cách ứng xử của người lớn. Để sự việc trở nên ngày càng phức tạp và làm phiền lòng nhiều người trong xã hội theo tôi trách nhiệm lớn nhất thuộc về vị hiệu trưởng nhà trường. Rồi đây, khi các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ bản chất của sự việc thì lỗi thuộc về ai, người ấy sẽ phải chịu trách nhiệm trước xã hội.
Ở góc độ tâm lý, giáo dục, cô Loan phân tích, nếu đúng cô hiệu trưởng không dám công khai sự thật mà chỉ nói chung chung với gia đình là em đó chạy nhảy và bị ngã thì cô đã ứng xử theo lối “tranh công, đổ lỗi”.
“Đó là biểu hiện không lành mạnh trong văn hóa ứng xử của con người”, cô Loan nói.
Ngoài ra, sự việc cũng thể hiện một mối quan hệ bất bình đẳng và một chiều giữa thầy và trò trong trường học: Thầy cô luôn luôn đúng, chỉ có trò là sai, từ đó dẫn đến hiện tượng độc quyền, độc đoán trong mối quan hệ thầy trò, hệ lụy là trò luôn sợ thầy cô, khó có thể xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ, cởi mở giữa thầy trò trong trường, điều đó đi ngược với xu thế dân chủ hiện nay.
Bên cạnh đó, cô giáo đã thiếu trung thực khi giải quyết sự việc, vì sợ trách nhiệm nên đã lái sự việc theo chiều hướng có lợi cho mình mà bất chấp sự thật, điều đó trái với lương tâm và đạo đức một nhà giáo, nhà quản lý.
Đặc biệt, cô hiệu trưởng sợ ảnh hưởng đến uy tín của mình, của trường nên đã tìm cách thay đổi bản chất sự việc nhằm trốn tránh trách nhiệm.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng bày tỏ: “Trong vụ việc này, theo tôi nếu sai thì nhận lỗi, như thế khuyết điểm sẽ nhẹ hơn. Nhưng cô hiệu trưởng đã chọn nói dối, điều này không thể chấp nhận được. Một người như vậy không xứng đáng làm hiệu trưởng của một trường. Ngành giáo dục luôn dạy học sinh trung thực. Đối chiếu với yêu cầu của ngành, một người nói dối không xứng đáng làm trong ngành giáo dục”.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên trần tình vụ học sinh gãy chân
- Vụ học sinh bị gãy chân: Phụ huynh ‘phản pháo’ báo cáo của trường Nam Trung Yên
- Học sinh gãy chân trong sân trường: Giáo viên "tố" hiệu trưởng nói sai sự thật
- Che giấu việc học sinh gãy chân, hiệu trưởng sẽ bị chuyển công tác
- Bộ GD-ĐT vào cuộc vụ học sinh gãy chân trong sân trường
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua