Dòng sự kiện:

Học tiếng Anh: Phân biệt một số cấu trúc câu dễ gây nhầm lẫn

Theo VNE
14:30 19/04/2017
'During', 'while' đều mang nghĩa 'trong khi' nhưng cách dùng khác nhau. Và không phải trường hợp nào bạn cũng nên sử dụng 'can' hay 'could' thay cho '(be) able to'.

1. Can/ Could/ (Be) able to:

- Can:

Chúng ta sử dụng can khi miêu tả một điều gì được cho phép hoặc khi ai đó có khả năng thực hiện một điều gì đó.

Ví dụ: I can see you tomorrow in the city centre.

Khi muốn xin phép điều gì đó (trong văn nói), chúng ta nên dùng may vì đây là cách nói lịch sự hơn.

Ví dụ: May I open the window please?

- Could:

Could là quá khứ của can. Tuy nhiên, trong văn nói, nhất là khi xin phép điều gì đó, chúng ta cũng có thể sử dụng Could ở mốc thời gian hiện tại. So với was/ were able to thì could phù hợp hơn với những động từ thể hiện cảm xúc và giác quan như see, hear, smell, taste, feel, remember, understand.

Ví dụ: Yesterday I could hear your presentation well.

- (Be) able to:

Khi miêu tả một hành động vào một tình huống hoặc thời điểm cụ thể, chúng ta sử dụng (Be) able to.

Ví dụ: Last night there was serious traffic congestion. However, we were still able to get to the airport on time. (không dùng could trong trường hợp này).

2. During/ While:

Mặc dù cùng mang nghĩa là "trong khi", nhưng during đi cùng với danh từ, trong khi while theo sau bởi một câu hoàn chỉnh (có chủ ngữ và động từ).

Ví dụ: I made a lot of friends during my study in the UK/ I made a lot of friends while I was studying in the UK.

Ảnh minh họa: Flickr

3. Quite/ Pretty/ Rather/ Fairly

- Quite:

Quite được sử dụng nhiều trong văn viết với nghĩa là "khá". Chúng ta có thể dùng quite trước a/an.

Ví dụ: My grandparents have quite a big garden.

Ngoài ra, quite cũng có nghĩa là hoàn toàn (completely). Ví dụ: quite suređồng nghĩa với hoàn toàn chắc chắn.

Quite cũng có thể đứng trước động từ.

Ví dụ: I quite enjoy the badminton match yesterday, but I expected a different result.

Pretty:

Mặc dù cũng có nghĩa là "khá" như từ quite, nhưng đây là từ chỉ nên dùng trong văn nói. Bạn thường thấy nó xuất hiện trong các bộ phim tiếng Anh.

Ví dụ: I meet my girlfriend pretty often.

- Rather:

Rather thường được dùng cho các trải nghiệm tiêu cực.

Ví dụ: She is rather over-confident. I think she should listen to others.

Khi dùng rather để miêu tả trải nghiệm tích cực, nó thường là một trải nghiệm bất ngờ và không mong đợi.

Ví dụ: This fridge is rather well-designed. Where did you buy it? 

Fairly:

Fairly mang nghĩa yếu hơn quite/ rather/ pretty. Nó thường miêu tả một điều gì đó dưới sự mong đợi của chúng ta.

Ví dụ: This car is fairly cheap, but I would like a car with more powerful engines.

4. Although/ Though/ Even though/ In spite of/ Despite:

Although:

Sau although là một câu hoàn thiện.

Ví dụ: Although the weather was not as good as we expected yesterday, we still went camping.

- In spite of/ Despite:

Sau hai cấu trúc câu này là danh từ hoặc Verb-ing. Các bạn nhớ không thêm of sau despite trong mọi trường hợp.

 Ví dụ:

In spite of the global financial crisis, his company was still profitable. 
Hoặc: Despite the global financial crisis, his company was still profitable.

Though/ Even though:

Though đồng nghĩa với Although. Trong văn nói though có thể đứng cuối câu.

Ví dụ: He has bad academic performance. He is clever though.

Even though cũng đồng nghĩa với Although. Nhưng vì có từ Even nên nó mang nghĩa mạnh hơn.

Ví dụ: Even though I spent the whole yesterday afternoon going to many shops in Hanoi, I could not find my favourite sunglass.

5. By/ Until:

Chúng ta dùng by khi một hành động sẽ xảy ra ở tương lai. Trong khi đó, until được sử dụng để miêu tả một hành động sẽ tiếp tục xảy ra đến một thời điểm ở tương lai.

Ví dụ:

I will be back in Hanoi by next Thursday (từ bây giờ đến thứ năm tuần sau tôi sẽ không ở Hà Nội).

I will be in Hanoi until next Thursday (tôi sẽ ở Hà Nội đến thứ năm tuần sau, sau đó tôi sẽ rời đi).

6. Be/ Get used to something:

Sau cả hai cấu trúc câu này, phải có danh từ hoặc Verb-ing.

Ví dụ: I get used to walking to college as a student living in Europe. (không phải I get used to walk to college...)

I am used to doing và I used to do là hai cấu trúc khác nhau. Cấu trúc trước miêu tả một điều gì đó tôi đã quen và không còn thấy lạ lẫm. Cấu trúc sau miêu tả một hành động tôi thường làm trong quá khứ nhưng bây giờ thì không.

Ví dụ:

I am used to the unpredictable weather in Vietnam. / I used to get sick easily during my first months of living in Vietnam, but now I can adapt it.

Nguồn: Gia đình Việt Nam