Hy hữu: Bé 10 tháng mang trong người 2 siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh
Mới đây, Bệnh Viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, đơn vị này vừa phẫu thuật cấp cứu cho bé gái N.Y (10 tháng tuổi, An Giang) mang trong người 2 loại siêu vi khuẩn đa kháng: Acinetobacter baumanii và Klebsiella Pneumoniae, cả hai đều đề kháng với tất cả các kháng sinh nuôi cấy, theo Vietnamnet.
Trước đó, bệnh nhi nhập viện Nhi đồng Thành phố với tình trạng sốt cao hơn 7 ngày, ho cơn vào ngày 18/7.
Bệnh nhi điều trị kháng sinh tại địa phương thêm hơn 10 ngày nhưng tình trạng không cải thiện, thở mệt hơn, ghi nhận có tràn mủ màng phổi, phải đặt nội khí quản giúp thở, dẫn lưu màng phổi rồi chuyển lên BV tuyến trên.
Tại BV Nhi đồng Thành phố, kết quả xét nghiệm, siêu âm ngực và chụp CT ngực cho thấy khoang màng phổi bé gái có lớp dịch dầy 14mm. Dịch dẫn lưu chọc hút xét nghiệm lợn cợn mủ và nhầy trắng đục như súp cua, ghi nhận có sự thông thương đường tiêu hoá và màng phổi trên bệnh cảnh và phim CT, theo VTCnews.
Tiếp đó bé được chụp phim thực quản cản quang thì thấy có đường dò thực quản vào khoang màng phổi phải, tổng trạng xấu, nhiễm trùng nặng, trầm trọng hơn.
Bé gái 10 tháng tuổi kháng tất cả các loại kháng sinh
Kết quả nuôi cấy dịch màng phổi xét nghiệm đều ra dương tính với 2 loại siêu vi khuẩn đa kháng: Acinetobacter baumanii và Klebsiella Pneumoniae, cả hai đều đề kháng với tất cả các kháng sinh nuôi cấy.
Kết quả này khiến các bác sĩ hốt hoảng, bởi hai loại siêu vi khuẩn này đều đề kháng với tất cả các loại kháng sinh nuôi cấy. Ngoài ra, bé còn nhiễm trùng huyết và nhiễm nấm huyết nặng.
“Bé sốt kéo dài, tổng trạng xấu và nhiễm trùng toàn thân nặng, nếu để lâu sẽ nguy cơ dò thủng thực quản nhiễm trùng nhiễm độc lan toả trung thất nguy hiểm tính mạng. Do đó, ekip điều trị đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bé” – Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, BV Nhi đồng Thành phố chia sẻ.
Suốt ca mổ kéo dài 3 giờ, ê-kíp đã cắt 1/3 đoạn thực quản dưới bị thủng, mở dạ dày tạm ra da cho bé, rửa và dẫn lưu tháo mủ khoang màng phổi bên phải, sinh thiết mô bệnh gửi giải phẫu bệnh lý.
Sau phẫu thuật bé tiếp tục được hồi sức tích cực, dùng kháng sinh phổ rộng bao vây, kháng nấm, nằm phòng cách ly và hạn chế nhiễm trùng tối đa.
Năm 2017, WHO đã đưa Acinetobacter, Klebsiella vào danh sách các loại vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe con người.
Tại các bệnh viện lớn ở Việt Nam, những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm). Vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.
Theo khuyến cáo của WHO, việc cơ thể người bệnh kháng thuốc cũng có nguyên nhân do lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Tiêu chảy - tác dụng phụ khi dùng kháng sinh
- 5 sai lầm phổ biến khi cho con uống kháng sinh mẹ cần tránh
- Kháng sinh khi sử dụng cho trẻ: Những lưu ý quan trọng mẹ nhất định phải biết
- Phát hiện hiện thuốc kháng sinh Zinnat 500mg Film Tablet bị làm giả
- Những nguy hiểm khi lạm dụng thuốc kháng sinh
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua