Khám phá vị thuốc giảm đau, chống viêm từ Bạch chỉ
Mô tả
Bạch chỉ cây thảo sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân hình trụ, tròn, rỗng màu tím hồng tía hay trắng. Lá xẻ 3 lần long chim, mép có răng cưa, cuống lá dài phình ra thành bẹ: hoa tự tán kép, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, màu trắng. Quả bế đôi thường gọi nhầm là “hạt”.
Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. Họ: Apiaceae.
Bạch chỉ được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng hay các vùng núi phát triển rất tốt. Các tỉnh có trồng nhiều bạch chỉ là Hà Nội (Văn Điển); Vĩnh Phúc (Tam Đảo); Lào Cai (Sa Pa)...
Thu hái, sơ chế: lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạch đốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếu mưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấy nhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm (cứ 100kg bạch chỉ tươi thì dùng 0,800kg lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thì bạch chỉ mới trắng, những lần sấy sau lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg bạch chỉ thì cần lưu hoàng đốt làm 2 lần.
Tác dụng kháng khuẩn: trong thí nghiệm, bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học), có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, bạch chỉ còn có tác dụng kháng virút (Tài nguyên cây thuốc Việt Nam).
Giảm đau: làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng, đau thần kinh mặt; tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh. Dùng trong nhãn khoa: loại Pommade làm từ bạch chỉ có tác dụng tăng khả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (Trung dược học).
Tác dụng chống viêm: dùng trong tai mũi họng: bột làm từ bạch chỉ và băng phiến, hít vào lỗ mũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau.
Tính vị, quy kinh: vị cay tính ôn, vào 3 kinh Phế, Vị, Đại tràng.
Tác dụng, chủ trị
- Trị phụ nữ bị lậu hạ, xích đới, huyết bế, âm đạo sưng, nóng lạnh, đầu phong, chảy nước mắt, cơ nhục sưng.
- Trị phong tà, nôn mửa, hông sườn dầy, đầu đau, khát lâu ngày, chóng mặt, mắt ngứa.
- Trị xoang mũi, mũi chảy máu, răng đau, xương chân mày đau, bón, tiểu ra máu, huyền vận, giải độc do rắn cắn, vết thương đâm chém.
- Trừ phong tà, làm sáng mắt, cầm nước mắt, trừ mủ. Trị ngực bụng đau như kim đâm, phụ nữ bị băng huyết, tiểu ra máu, lưng đau, bụng đau, ói nghịch.
- Bổ thai lậu, hoạt lạc, phá huyết xấu, bổ huyết mới, bài nùng, chỉ thống, sinh cơ. Trị mắt đỏ, mắt có mộng, vú sưng đau, phát bối, loa lịch (lao hạch), trường phong, trĩ lậu, mụn nhọt, lở ngứa.
- Trị da ngứa do phong, Vị bị lạnh, bụng đau do lạnh, cơ thể đau do phong thấp.
- Tán hàn, giải biểu, khư phong, táo thấp, chỉ thống, giải độc. Trị đầu đau, răng đau, vùng trước trán và lông mi đau, tỵ uyên (xoang mũi viêm), xích bạch đới, mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa ngoài da, rắn cắn, bỏng do nóng.
- Táo thấp, trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu mủ, sinh da non, giảm đau. Trị phong thấp thuộc kinh dương minh, ung nhọt. Liều dùng: 4 - 8g.
Đơn thuốc kinh nghiệm
- Trị đầu phong: bạch chỉ, bạc hà, mang tiêu, thạch cao, uất kim. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít, thổi vào mũi.
- Trị đầu đau, mắt đau: bạch chỉ 16g, ô đầu (sống) 4g. Tán bột, mỗi lần dùng 1 ít uống với nước trà.
- Trị các chứng phong, chóng mặt, sản hậu sinh xong bị cảm do phong tà, tinh thần không tỉnh: bạch chỉ (dùng nước nấu sôi 4 - 5 dạo), tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 hoàn.
- Trị chứng trường phong: bạch chỉ, tán bột, uống với nước cơm
- Trị nửa đầu đau: bạch chỉ, tế tân, thạch cao, nhũ hương, một dược (bỏ dầu), lượng bằng nhau. Tán nhuyễn, thổi vào mũi. Đau bên trái thổi bên phải và ngược lại.
- Trị mi mắt đau do phong, nhiệt hoặc đờm: bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.
- Trị mũi chảy nước trong: bạch chỉ, tán bột. Dùng hành giã nát, trộn thuốc làm hoàn 4g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 - 12g với nước trà nóng.
- Trị thương hàn cảm cúm: bạch chỉ 40g, cam thảo(sống) 20g, gừng 3 lát, hành 3 củ, táo 1 trái, đậu xị 50 hột, nước 2 chén, sắc uống cho ra mồ hôi.
- Trị trĩ ra máu: bạch chỉ, tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước cơm, ngoài ra sắc thuốc lấy nước xông và rửa hậu môn.
- Trị trĩ sưng lở loét: trước hết, lấy tạo giác đốt, hun khói, sau đó lấy mật vịt trộn với bột bạch chỉ, bôi.
- Trị chính giữa đầu đau (đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi, dùng bài này có hiệu quả): bạch chỉ (sao) 100g, xuyên khung (sao), cam thảo (sao), xuyên ô đầu (nửa sống, nửa chín), mỗi vị 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g với nước sắc bạc hà, tế tân.
- Trị 2 đầu lông mày đau do phong, nhiệt, đờm: bạch chỉ, hoàng cầm (sao rượu), lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước trà.
- Trị răng đau do phong nhiệt: bạch chỉ 4g, chu sa 2g. Tán bột, trộn mật làm viên to bằng hạt súng. Hàng ngày dùng xát vào chân răng.
- Trị răng đau do phong nhiệt: bạch chỉ, ngô thù, lượng bằng nhau, hòa với nước, ngậm.
- Trị tiểu khó do khí (khí lâm): bạch chỉ, tẩm dấm, phơi khô, 80g, tán nhuyễn. Mỗi lần uống 8g với nước sắc mộc thông và cam thảo.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Gừng - Vị thuốc đa dụng trong mùa mưa lũ
- Bé 8 tháng tuổi suýt chết vì nuốt mảnh kẽm vỉ thuốc
- Râu ngô – vị thuốc “thần dược” ít ai biết tới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua