Dòng sự kiện:

Râu ngô – vị thuốc “thần dược” ít ai biết tới

15:00 15/12/2015
Râu ngô không chỉ giúp bà bầu tránh viêm đường tiết niệu, giúp trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ, mà còn là vị thuốc “diệu kỳ” có thể chữa được nhiều bệnh mà chúng ta không ngờ đến.

 Tin liên quan

Là thực phẩm dễ kiếm, dễ bảo quản và dễ sử dụng, râu ngô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thứ tưởng chừng “bỏ đi” như râu ngô không ngờ lại có những tác dụng kỳ diệu trong việc chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là một số tác dụng của râu ngô trong việc trị bệnh mà các bạn nên biết:
1. Giúp giảm viêm tiết niệu ở bà bầu

Râu ngô mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Thời kỳ mang thai là giai đoạn mà cơ thể của bà bầu rất mẫn cảm và dễ mắc bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm tiết niệu đó là sự xâm nhập vào niệu đạo, vào bàng quang rồi gây ra nhiễm trùng.

Vì vậy, khi bị bệnh, các bà bầu có thể uống nước râu ngô để làm tăng lượng nước tiểu, giúp loại vi khuẩn ra khỏi đường niệu đạo; giúp thanh nhiệt hiệu quả bằng cách thải nhiệt qua đường tiết niệu. Bạn có thể cho mía vào hấp cùng với ngô và râu ngô để cảm thấy ngon miệng hơn.

2. Chữa bệnh xuất huyết

Dùng râu ngô tươi hoặc phơi khô sắc nước uống hàng ngày, có thể kết hợp thêm các vị khác như cỏ nhọ nồi, huyết dụ, trắc bách diệp, lá sen… để tăng thêm công dụng. 

Cách sử dụng này dùng để trị các chứng: chảy máu cam, xuất huyết cho các trường hợp tiểu tiện ra máu, băng huyết, tử cung xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc miệng lưỡi… rất hiệu quả.

3. Trị đái dắt cho trẻ

[mecloud]JGskGbNFqT[/mecloud]

Theo đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình giúp lợi tiểu, lợi mật. Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo nên một bài thuốc chữa bệnh đái  dắt cho trẻ em rất hiệu quả mà các bà mẹ nên áp dụng.

Cách làm: Rễ cỏ tranh, râu ngô, bông mã đề, củ sả, đậu đen, lượng bằng nhau, tất cả rửa sạch, phơi khô, sắc uống ngày 2 – 3 lần. Dùng trong 1 tuần.

4. Chữa bệnh đông máu

Nước râu ngô là vị thuốc "vàng" cho sức khỏe.

Theo website Naturophathy Digest, râu ngô có tác dụng trong việc điều trị bệnh đông máu. Cho khoảng 30 gam râu ngô khô, ngâm trong nước sôi và uống. Không sử dụng râu ngô nếu bạn đang dùng thuốc điều trị đông máu.

5. Ngăn ngừa sỏi thận

Dùng nước râu ngô uống hàng ngày thay nước lọc, nước chè có tác dụng hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật. Uống trà râu ngô đều đặn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, làm tăng lưu lượng nước tiểu, từ đó làm sạch cặn bã và phòng ngừa sỏi thận. 

Bạn cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo… để tăng cường hiệu quả tác dụng. Tuy nhiên, râu ngô không có tác dụng điều trị sỏi thận, đây chỉ là thức uống có tính chất phòng ngừa.

6. Tránh bị phù nề chân tay

Râu ngô có tính chất lợi tiểu có thể làm giảm khả năng giữ nước và sưng ở tứ chi cũng như làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

Theo Pax Herbal Clinic, một trang web hỗ trợ nghiên cứu thảo dược,râu ngô cũng có ích trong việc điều trị cao huyết áp và viêm khớp gút cấp bằng cách loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ.

7. Trị bệnh cao huyết áp

Lấy râu ngô sắc nước uống hàng ngày, tốt nhất nên phối hợp thêm với ngưu tất, hoa hòe, cỏ ngọt, câu đằng bệnh cao huyết áp dần thuyên giảm và tiến tới ổn định.

Ngoài ra, râu ngô chứa nhiều vitamin A; vitamin B1, B2, B6, vitamin C…; tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác và là vị thuốc bổ nâng cao thể trạng, giúp kéo dai tuổi thanh xuân, chống lão hóa, không độc hại mà lại dễ kiếm.

8. Trị bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng

Râu ngô, nhân trần: mỗi loại 30g;

Cỏ ngọt: 10g;

Mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rất tốt.

[mecloud]tDkiXoDAsM[/mecloud]

9. Chữa bệnh về mật và đường ruột

Râu ngô được sấy rồi ép thành viên hoặc nấu thành cao lỏng làm thuốc chữa bệnh về mật và đường ruột. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại trà râu ngô có tác dụng bồi bổ cơ thể, thanh nhiệt, mát gan giải độc tố, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mẩm ngứa… Nhưng dù sao sử dụng trực tiếp nước râu ngô tươi vẫn tốt cho sức khỏe mà lại vô cùng tiết kiệm.

Gợi ý một số món ăn chữa bệnh từ râu ngô:

Râu ngô hầm, tiểu kế, tinh hoàn gà: râu ngô 50g, tiểu kế 20g, tinh hoàn gà 2 đôi. Tất cả hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp lao phổi khái huyết.

- Râu ngô hầm ong non: râu ngô 100g, ong non 20-30g. Thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị, cách ngày làm 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận, viêm gan, viêm túi mật.

- Thịt lợn hầm râu ngô: thịt lợn nạc 100g, râu ngô non 100-200g. Hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.

- Trà râu ngô: có nhiều hình thức như nước râu ngô hãm đặc uống khi nóng, nước râu ngô pha đường để lạnh chia uống nhiều lần trong ngày. Thường dùng cho bệnh nhân viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da uống hàng ngày thay nước trà.

- Cháo đậu đen, đại táo, cà rốt, râu ngô: râu ngô 60g, đậu đen 30g, đại táo 30g, cà rốt 90g. Râu ngô sắc lấy nước; đem nước râu ngô nấu với các vị thuốc. Nấu chín nhừ, thêm chút gia vị cho ăn. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da.

Trên đây là 9 tác dụng “vàng” của râu ngô và một số món ăn từ râu ngô trong việc trị bệnh mà các bạn nên biết để có thể bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình bằng những bài thuốc đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

 

Minh Châu (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Clip đang xem nhiều nhất:

[mecloud]SckgwM0KYo[/mecloud]