Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì, có nguy hiểm không?

Hệ thống tĩnh mạch trong cơ thể có vai trò đưa máu ít oxy trở về tim, có nhiều hệ thống tĩnh mạch trên cơ thể, trong đó bệnh được quan tâm nhất là suy giãn tĩnh mạch chân.

Tình trạng giãn tĩnh mạch chân (ảnh minh họa)

Suy giãn tĩnh mạch chân là hậu quả của tình trạng tổn thương tĩnh mạch từ bên trong, bao gồm suy van tĩnh mạch, viêm thành mạch, trào ngược máu tĩnh mạch xuống chân, cản trở máu từ chân trở về tim, gây ứ trệ và tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch chi. Tình trạng tổn thương tĩnh mạch lâu dài sẽ gây ra hậu quả là tĩnh mạch bị giãn rộng, biến đổi hình dạng, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Ai dễ bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân

Ước tính rằng khoảng 35% số người trong độ tuổi lao động và hơn 50% người nghỉ hưu ở Châu Âu mắc bệnh tĩnh mạch. Tỉ lệ bệnh nhân nữ mắc cao hơn nam giới. Còn tại Việt Nam, tỉ lệ phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch trong dân số ngày càng nhiều kéo theo chi phí điều trị bệnh lớn và lâu dài trở thành một gánh nặng cho nhiều người khi ở tuối hưu trí.

Đối tượng dễ bị mắc giãn tĩnh mạch chi dưới chủ yếu là phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam:nữ là 1:2 đến 1:3. Phụ nữ dễ bị mắc giãn tĩnh mạch có thể do các hormone (Estrogen, Progesterone), thai nghén, đứng lâu, khối lượng cơ thấp hoặc do thói quen sử dụng giày cao gót. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ đứng lâu làm việc(các xí nghiệp, dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhuôn, giáo viên, cắt tóc, đứng bán hàng, lễ tân…) càng làm tăng khả năng mắc bệnh.

Tiếp theo phải kể đến yếu tố béo phì, thừa cân ở cả hai giới. Tăng trọng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về bị giảm (cơ hoành ở vị trí hít vào) và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh từ áp lực ở ruột lên các tĩnh mạch hông: không có áp lực nào ở ổ bụng ảnh hưởng trực tiếp đến chỗ nối tĩnh mạch hiển – đùi vì tĩnh mạch chủ dưới không có van và các tĩnh mạch hông có rất ít hoặc không có van. Những người béo phì thường áp dụng chế độ ăn kiêng và ăn rất ít chất xơ. Điều này dẫn đến táo bón và hồi lưu do áp lực khung chậu.

Bệnh giãn tĩnh mạch có triệu chứng gì, làm thế nào phát hiện đúng bệnh?

TS.Bs NguyễnTrung Anh – PGĐ Bệnh viện Lão Khoa Trung Ương cho biết người bệnh có thể biết mình bị bệnh khi dấu hiệu căng tức, nặng ở chân. Các triệu chứng này xét theo mùa thì mùa hè bị nhiều hơn mùa đông, theo một thời gian buổi sáng ngủ dậy chân nhẹ nhõm nhưng càng về chiều càng nặng hơn. Bệnh nhân có thể ngứa ở chân kèm theo các tổn thương chàm… khiến nhiều bệnh nhân lại đi khám chàm ở chuyên khoa da liễu, bôi thuốc chữa ngứa, chống chàm nhưng không khỏi.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân

Bệnh nhân có thể có cảm giác bồn chồn ở chân, hội chứng "chân không yên", bệnh nhân thường rung rung chân; hoặc có các triệu chứng chuột rút vào ban đêm, đôi khi xảy ra ở 1 chân thì bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch một chân. Ngoài ra có thể quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ; lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa.

Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân đúng cách

Để tránh các biến chứng của bệnh, khi có dấu hiệu hoặc phát hiện một số triệu chứng của giãn tĩnh mạch trên, bệnh nhân cần phải được thăm khám trước khi điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp thích hợp khác.

Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tích cực vận động, đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Người thừa cân béo phì cần kiểm soát và giảm cân kịp thời. Phụ nữ khi có công việc đứng lâu, ngồi nhiều, cần có thời gian nghỉ và thay đổi tư thế vận động hợp lý, đồng thời nên hạn chế mang giày cao gót để tránh sự ứ trệ máu trên tĩnh mạch.

Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh giãn tĩnh mạch, nhưng nhiều phương pháp vẫn cho thấy sự hiệu quả và khả năng kiểm soát bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ tĩnh mạch cũng khá phổ biến trên thế giới.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dulcit, công thức thảo dược tối ưu, hàng chính hãng từ Pháp, đẩy lui suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Pháp được công nhận là nền y học phát triển, các sản phẩm dược phẩm từ Pháp luôn có chất lượng được đánh giá cao nhất trên thế giới. Có thể nói, nếu hai sản phẩm cùng thành phần, công thức, người bệnh sẽ chọn sản phẩm chính hãng từ Pháp.

TPBVSK Dulcit tự hào là sản phẩm chính hãng từ Holistica – Pháp, có công thức thảo dược tối ưu hiệu quả cho người suy giãn tĩnh mạch hơn 30 năm. Thành phần cao dẻ ngựa, cây đậu chổi, cây phỉ Pháp (nguyên liệu trồng riêng tại Holistica Pháp), giúp hỗ trợ điều trị đẩy lùi suy giãn tĩnh mạch chân, giảm phù chân nặng chân, đau chân chuột ban đêm, chống giãn nổi xanh tĩnh mạch, cho người bệnh đôi chân thoải mái và tự tin.

Sản phẩm phù hợp sử dụng cho người suy van tĩnh mạch sâu, người suy giãn tĩnh mạch mạn tính, giãn nổi gân xanh, người suy tĩnh mạch độ 3, độ 2, độ 1.

Về nhà sản xuất Holistica tại Pháp

Các sản phẩm của Holistica được phát triển trên một triết lý “Tiêu chuẩn lựa chọn cao cấp, thành phần 100% tự nhiên”. Nguyên liệu cao cấp không thể thiếu quy trình sản xuất hiện đại nhất thế giới, nhà máy đạt tiêu chuẩn châu Âu ISO 9002 và AFQ (French Quality Assurance), đáp ứng thực hành sản xuất tốt của Pháp, BPFs (Bonnes Pratiques de Fabrication ), tiêu chuẩn COFRAC (Comité Francais d’Acréditation).

Đẩy lui suy giãn tĩnh mạch tại nhà không quá khó nhờ những bài tập hỗ trợ đơn giản và giải pháp bền mạch từ thảo dược tự nhiên. Hãy thực hành ngay các biện pháp nêu trên để có tĩnh mạch khỏe mạnh, đôi chân thoải mái và tự tin.

Thông tin sản phẩm có tại website: Dulcit.vn