Khi mang thai, mẹ bầu đau lưng ở tháng thứ mấy?
Một số nguyên nhân gây đau lưng ở các mẹ bầu
Bị thay đổi hormone do thai nghén
Các mẹ bầu có biết, progesterone (một loại hormone thai nghén) khiến các dây chằng – kết nối giữa khung xương chậu và vùng lưng phía dưới bị “nhão”. Thỉnh thoảng, nó sẽ gây nên những cơn đau nhói vùng lưng. Đây chỉ là một khó chịu nhỏ của hormone thai nghén bởi vì, loại hormone này giữ vai trò khiến khung xương chậu được mềm dẻo và linh hoạt.
Chính vì vậy, khung xương chậu mới trở thành “không gian” nâng đỡ và hỗ trợ quá trình chuyển dạ thành công.
Khi mang thai, các cơ vùng bụng bị yếu đi
Lúc chưa mang thai, các cơ vùng bụng đảm nhiệm một số nhiệm vụ như chịu sức ép từ cơ thể trong tư thế bạn nằm sấp, co giãn linh hoạt khi bạn muốn gập người lại, nhặt một đồ vật dưới đất…
Trong khoảng thời gian mang bầu, các cơ này hầu như không được giữ những vai trò vừa kể trên. Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động tự sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng. Cũng chính vởi vậy mà Một số phụ nữ trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó mà vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.
Do vị trí của thai
Điều này có thể gây nên những cơn đau lưng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.
Do ngồi sai tư thế
Không ít thai phụ ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Ngoài ra, tư thế đứng, di chuyển hoặc nhấc đồ vật không đúng cách cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng. Nếu đứng, ngồi sai tư thế liên tục thì khả năng bị đau lưng của bạn càng lớn hơn; chẳng hạn, bé sẽ cảm nhận những cơn đau lưng rõ nét hơn khi bạn nhấc một vật nặng hoặc thực hiện những động tác xoắn lưng.
Hướng dẫn cách điều trị khi mẹ bầu bị đau lưng ở tháng thứ 5:
1. Bà bầu cần phải có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi công việc phải ngồi lâu, mang vác nặng...
2. Tăng trọng lượng cơ thể từ từ: trong tháng thứ 5 phụ nữ mang thai được khuyến khích tăng từ 0,5 - 1kg
3. Tập thể dục nhẹ nhà như đi bộ và bơi
4. Xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi
5. Không nên dùng thuốc giảm đau và thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sỹ
6. Bà bầu nên đến gặp bác sỹ nếu thấy đau lan khắp vùng mông, lưng, đùi, cẳng chân và đôi khi đến cả bàn chân hoặc đau lưng kéo dài
7. Mặc quần áo phù hợp: đi giầy bệt và lựa chọn áo ngực cho đúng kích cỡ
8. Tư thế nằm: bác sỹ thường khuyên phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng từ tháng thứ 5 trở đi, bạn nên làm theo cách này để tránh khỏi tình trạng đau lưng.
9. Sử dụng phương pháp châm cứu trị đau lưng: theo nghiên cứu, châm cứu có thể làm giảm đau lưng khi mang thai.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mang thai ngoài tử cung - Rất nguy hiểm nhưng không hề hiếm gặp
- Mang thai lần đầu, mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!
- Cảnh giác với tình trạng trúng độc khi mang thai
- Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi ngoài khi mang thai
- 4 loại thuốc bà mẹ mang thai tuyệt đối cần tránh để không ảnh hưởng thai nhi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua