Dòng sự kiện:

Khi nào không nên cho trẻ ăn phô mai?

16:07 21/01/2016
Phô mai là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nhưng đây chỉ là thực phẩm bổ sung chứ không thể thay thế những thực phẩm chính khác.

Tin liên quan

 [mecloud]SKvp38KJ7h[/mecloud]

Giá trị dinh dưỡng của phô mai

Phô mai là sản phẩm được làm từ sữa có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

Phô mai giàu canxi: “Với cùng một liều lượng, phô mai có chứa lượng  canxi cao gấp 6 lần trong sữa, gấp 100 lần lượng canxi có trong các loại thịt. Ngoài ra, trong phô mai còn chứa vitamin D nhưng với một lượng thấp (100gr phô mai chứa 0,75μcg vitamin D) giúp cơ thể trẻ hấp thu canxi vào xương”, bác sĩ Đinh Thị Bích Thủy- Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết trên báo Khám Phá.

Ngoài ra, trong phô mai còn chứa các thành phần: Protein (cung cấp năng lượng và giúp cơ thể bé hình thành cơ, xương cũng như các tế bào cơ thể); chất béo (giúp tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, thiết lập màng tế bào, hấp thu và vận chuyển các chất dễ tan trong dầu như vitamin A, E, D, K. Trong 100gam phô mai có thể cung cấp cho cơ thể tới 23,5g chất béo); và các loại vitamin.

Khi nào thì bắt đầu cho trẻ ăn phô mai?

Theo báo Trí Thức Trẻ, tùy vào các cuộc nghiên cứu khác nhau ở các nước trên thế giới mà các chuyên gia khuyên mẹ về độ tuổi cho bé ăn phô mai khác nhau.

Ở Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Hải khuyên các mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai, bơ từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

Cho bé ăn phô mai với liều lượng thế nào?

Phô mai tươi màu trắng dạng kem

5-6 tháng: 13 g/lần

7-8 tháng:  20-24 g/lần

9-11 tháng:  24 g/lần

12-18 tháng: 24-29 g/lần

- Phô mai miếng, viên

7-8 tháng:  12-14 g/lần

9-11 tháng: 14 g/lần

12-18 tháng: 14-17 g/lần

Cách cho bé ăn phô mai

- Phô mai thường dùng để ăn ngay (giống như một loại bánh) hoặc được nghiền nhuyễn, kẹp chung với bánh mì (dành cho bé trên 1 tuổi).

- Có thể nghiền /xay phô mai chung với hoa quả (xoài, chuối, bơ…).

- Có thể nghiền phô mai với nước ấm thành hỗn hợp sền sệt, đút cho bé ăn.

- Phô mai có thể dùng để khuấy chung với bột ăn dặm hay với cháo dành cho bé.

- Nấu chung phô mai với bột/cháo của bé, khi bột/cháo chín, mẹ tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi cho lượng phô mai phù hợp với bé vào dầm tan. Đây là cách tốt nhất giữ cho phô mai không bị biến chất và mất chất.

- Có thể nấu chung phô mai với bột gạo hoặc mì ống (tán vụn phô mai và rắc lên trên bát bột gạo cho bé).

- Trộn chung với đậu phụ khi chế biến món ăn cho bé.

- Khi nấu chung phô mai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

Khi nào thì không nên cho trẻ ăn phô mai?

Không phải trẻ nào tới thời kì ăn dặm cũng có thể cho ăn phô mai. Khi trẻ có vấn đề thuộc những trường hợp sau, các mẹ không nên cho trẻ ăn:

- Các trẻ có vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy: Phô mai có thể làm cho các bệnh này có khả năng trầm trọng hơn, có thể phản ứng mạnh dễ dẫn tới dị ứng.

- Trẻ bị suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.

- Trẻ bị tiểu đường, thừa cân, béo phì, tăng canxi huyết.

- Trẻ có cơ địa dị ứng khi sử dụng phô mai.

Chi Chi (tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video hot: [mecloud]n7cn8XNbYj[/mecloud]