Khi trẻ lười vận động, cha mẹ cần xử lý thế nào?
Một bà mẹ trẻ có con đang học lớp 2 băn khoăn: “Bé nhà tôi không được khỏe mạnh lắm, dáng nhỏ hơn các bạn cùng lớp. Cháu ít vận động và lười tập thể thao. Đi học về lúc nào cháu cũng mệt mỏi, người uể oải, chỉ thích ngồi một chỗ. Xin hỏi tôi phải làm thế nào?”.
Trước những băn khoan, chia sẻ của bà mẹ trên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC đưa ra lời tư vấn:
Với bé không chịu vận động, có rất nhiều nguyên nhân. Một là, có thể do bé có thể lực yếu, vận động nhiều sẽ mệt mỏi nên chán nản. Hai là, bé ham thích một số trò chơi tĩnh nào đó quá mức như chơi điện tử, xem TV nên chỉ dành thời gian cho những trò chơi đó. Ba là, có thể bé thuộc khí chất trầm, không thích những hoạt động sôi nổi. Bốn là, có thể do một nguyên nhân bệnh lý nào đó về tâm lý hoặc thể chất.
Nhiều phụ huynh chưa biết ứng xử thế nào khi con trẻ lười vận động.
Vì thế, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân ở bé để có giải pháp phù hợp. Phụ huynh cũng có thể tham khảo một số gợi ý giúp bé khắc phục vấn đề này như sau:
- Lập thời gian biểu phù hợp cho bé và gia đình: Bạn cần lập một thời gian biểu cho sinh hoạt trong gia đình đặc biệt là cho bé. Không bắt buộc phải thực hiện đúng từng phút nhưng mọi sinh hoạt của bé và gia đình cần phải khoa học, rõ ràng như giờ nào thức dậy, giờ nào ăn, giờ nào giải trí, đi tập thể dục thể thao, vệ sinh cá nhân và giờ nào đi ngủ... Việc tạo thời gian biểu này sẽ giúp gia đình bạn, đặc biệt là bé có một thói quen sinh hoạt khoa học.
- Chơi cùng bé: Với những bé lười vận động, lúc đầu bạn nên dành thời gian chơi cùng con. Hãy bắt đầu bằng những trò con thích. Cho bé vận động, tập thể dục không nhất thiết phải là những bài tập như đi bộ, chạy bộ, đá bóng mà bạn có thể bày ra các trò chơi dân gian như trò chơi trốn tìm, đá gà, cua cắp, cá sấu lên bờ... hoặc những trò chơi xã hội như chơi nấu ăn, bán hàng...
- Tích cực hoạt động nhóm, sinh hoạt tập thể: Bạn nên đưa bé đến những môi trường sinh hoạt tập thể, nhóm để bé tham gia như câu lạc bộ nhảy, múa, hát với bé gái hay võ thuật với bé trai… Ban đầu bạn không nên quá đòi hỏi bé phải tham gia được ngay như trẻ khác mà để bé quan sát các bạn chơi, tập, dần dần bé sẽ cảm thấy đó là những trò vui vẻ, an toàn và nảy sinh mong muốn được chơi như các bạn.
- Khích lệ và động viên bé: Bạn không nên quát mắng và dọa nạt khi con không muốn chơi, hãy khích lệ tinh thần cho bé, khen ngợi mỗi khi bé tích cực.
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của bé: Bé cần có sự đảm bảo về mặt dinh dưỡng và được nghỉ ngơi đầy đủ thì mới có đủ năng lượng cho hoạt động thể chất. Vì vậy, để giúp bé vận động bạn cũng không được quên đến yếu tố này.
Sau cùng, nếu sau nhiều nỗ lực mà bạn không cải thiện được tình trạng lười vận động ở bé thì cần đưa bé đến gặp các chuyên gia tâm lý. Thông qua các test kiểm tra, đánh giá tình hình của bé, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ về con và có định hướng phù hợp nhất.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Bố mẹ nghiện điện thoại, tương lai con trẻ sẽ ảnh hưởng nặng nề
- Những hành vi của cha mẹ dễ khiến con trẻ trở nên bất hiếu và 3 giải pháp hữu ích
- Bà mẹ thử 14 ngày không quát con, trẻ nghe lời hơn hẳn
- Mẹo giúp con trẻ ngủ ngoan nguyên đêm, không quấy mẹ
- Người mẹ Mỹ đẻ rơi con trên giường sau 10 năm tiêm thuốc tránh thai
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua