Dòng sự kiện:

Khó tin chuyện con bụ bẫm, ăn thực phẩm nhiều canxi vẫn còi xương?

15:33 09/11/2016
Con ăn được bụ bẫm khiến cho cả nhà đều vui mừng, nhưng ít cha mẹ biết được trẻ bụ bẫm đang tồn tại yếu tố nguy hiểm che giấu nguy hiểm như thiếu: canxi, kẽm… ít bố mẹ để ý tới khiến bé không được điều trị kịp thời.

Khó tin con mập lại bị còi xương

18 tháng nhưng bé Su (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nặng 14kg. Theo chị Liên mẹ bé Su mỗi ngày bé ăn 3 bữa cháo và có kèm uống thêm sữa bột. Nhìn bé Su bụ bẫm đi đâu cũng được mọi người khen khiến chị Liên vui ra mặt.

Bé Su nhìn bụ bẫm, rất hoạt bát nhưng 18 tháng bé chỉ mọc 5 cái răng, tóc mọc rất ít và chưa biết đi, chậm nói, ngủ hay ra mồ hôi trộm. Đồng nghiệp cơ quan có khuyên chị nên đi khám vì có khả năng bé bị thiếu canxi. Nhưng chị Liên cho rằng con bụ bẫm vậy làm sao có thể thiếu canxi được. Bởi vì, khẩu phần ăn hàng ngày của Su ngày nào cũng có thịt, cá, tôm…

Tháp nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 3-5 tuổi (nguồn Viện Dinh dưỡng quốc gia).

Vì con chậm nói nên chị quyết định cho Su đi kiểm tra. Theo bác sĩ thì việc bé Su chậm nói không có gì đáng lo nhưng bác sỹ khuyên chị Liên nên cho con đi khám dinh dưỡng. Dựa vào kết quả kiểm tra và kết luận của bác sĩ con bị còi xương do thiếu canxi khiến chị không thể tin.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân bác sĩ phát hiện ra bé Su dù được ăn uống rất đầy đủ lên cân tốt. Nhưng bé được bà trông tại nhà và rất ít cho bé ra ngoài chơi. Chính điều này làm cho bé không tận dụng được nguồn vitamin D có trong ánh nắng mặt trời để hấp thụ được canxi vào cơ thể, dẫn tới còi xương.

Thạc sĩ Doãn Thị Tường Vi, Viện Dinh dưỡng Lâm Sàng cho hay: “Xương chắc khỏe không đi liền với cân nặng như các mẹ thường lầm tưởng. Không phải chỉ trẻ suy dinh dưỡng phấp còi mới còi xương mà ngay cả những đứa trẻ mập, bụ bẫm cũng có nguy còi coi xương. Người ta vẫn gọi là coi xương thể bụ bẫm. Có rất nhiều bà mẹ đưa con đi khám một bệnh lý khác lại tình cơ phát hiện ra con bị còi xương. Nhiều bà mẹ đã không tin con bụ bẫm lại còi xương, khi bác sĩ giải thích tường tận mới chấp nhận”.

Trẻ bụ bẫm nhiều yếu tố nguy hiểm che giấu

Trẻ bị thiếu canxi không có nghĩ là trẻ ăn thiếu canxi nó có liên quan tới yếu tố rối loạn chuyển hóa canxi, phốt pho trong cơ thể do thiếu vitamin D3.

“Ở những đứa trẻ bụ bẫm cân nặng phát triển quá nhanh nên xương không thể phát triển kịp. Do nhu cầu canxi không đáp ứng đủ nên trẻ có nguy cơ bị còi xương cao. Trẻ bụ bẫm chính tỏ dinh dưỡng cho trẻ tốt nhưng lại chưa cân đối chỉ tập trung vào chất đạm, chất đường, chất béo mà không có canxi và vitamin D3. Hoặc bổ sung quá nhiều cơ thể không thể hấp thụ được và bị đào thải ra ngoài”, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi nói.

Trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ thiếu canxi cao, ảnh minh họa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, trẻ nhỏ có vẻ ngoài to béo nên ít cha mẹ nghĩ tới chuyện con có nguy cơ thiếu dinh dưỡng canxi, vitaminD, sắt.  Vì vậy khi trẻ mập lại là yếu tố nguy hiểm che giấu nguy cơ thiếu canxi, kẽm khiến bé ko được điều trị kịp thời.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyên dù trẻ bụ bẫm vẫn cần phải được đi kiểm tra dinh dưỡng khi có các dấu hiệu trẻ hay quấy khóc, giật mình, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, thóp rộng, chậm mọc răng, đi hay bị ngã, chậm biết đi… Khi bổ sung canxi cho trẻ cần phải lưu y tới nhu cầu của từng nhóm tuổi và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Để trẻ hấp thu canxi tốt nên cho trẻ phơi nắng hàng ngày vào sáng sớm để tận dụng vitamin D3 trong ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp thời tiết mùa đông âm u không có nắng có thể bổ sung vitamin D3 qua đường uống cho trẻ.

Theo Emdep

Nguồn: Gia đình Việt Nam