Khoảnh khắc sau khi chào đời, bé cần điều gì nhất?
Những giờ phút đầu tiên sau khi chào đời, bé cần được gần mẹ ngay, cụ thể là da tiếp da với mẹ và có trọn một giờ không gián đoạn bên mẹ. Đây mới là điều trẻ cần nhất chứ không phải là những điều mà chúng ta vẫn thường nghĩ.
Bé sơ sinh được đặt ngay lên bụng/ ngực mẹ chỉ sau vài phút khi vừa lọt lòng mẹ. Các công việc kẹp dây rốn, vệ sinh, đo các chỉ số sức khỏe đều được thực hiện trên bụng/ ngực mẹ. Bé nằm úp, tay chân mở ra để gia tăng diện tích tiếp xúc với da mẹ. Phương pháp này có ý nghĩa rất lớn không chỉ về sức khỏe mà còn về tinh thần đối với bé.
Việc được da kề da với mẹ sớm một cách tự nhiên và có được trọn vẹn 1 giờ bên mẹ không gián đoạn, sẽ mang đến những lợi ích vô cùng to lớn sau.
1. Mẹ và bé sẽ thuận lợi hơn trong cữ bú đầu đời
Cho mẹ và bé có 1 giờ bên nhau không gián đoạn nghĩa là bạn cũng đã cho mình cơ hội được chứng kiến bản năng kỳ diệu của bé. Khi bé được đặt trên ngực mẹ, bé sẽ tự biết tìm và ngậm đúng khớp vú mẹ, bú cữ bú đầu đời.Tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh khá rõ ràng, bởi thế ngày nay rất nhiều người mong muốn trẻ sơ sinh có thể bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh. Việc cho bé bú sớm không chỉ gia tăng sự kết nối về mặt tình cảm giữa mẹ và bé mà còn giúp nhau thai xổ nhanh hơn sau sinh, giảm đáng kể nguy cơ xuất huyết sau sinh.
2. Thân nhiệt bé được ổn định
Bé được da kề da với mẹ ngay sau sinh sẽ có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt và hô hấp tốt hơn những bé không có cơ hội này. Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định là điều cần thiết cho sự phát triển liên tục của trẻ sơ sinh. Trong vòng vài phút sau khi người mẹ bắt đầu ấp con, phần ngực của mẹ tự động điều chỉnh để “làm mát” hoặc “sưởi ấm” cho bé, để đáp ứng đúng nhiệt độ cơ thể cần thiết.
Trẻ sơ sinh không thể tự điều chỉnh thân nhiệt do trải qua 9 tháng 10 ngày trong môi trường kiểm soát hoàn toàn về nhiệt độ. Nếu không được da kề da với mẹ sớm, cơ thể trẻ sẽ phải sử dụng năng lượng và oxy để tự giữ thân nhiệt.
Việc kẹp và cắt dây rốn chậm chỉ 3 phút sẽ giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Cụ thể đợi đến dây nhau ngừng đập mới cắt giúp trẻ sơ sinh tiếp tục nhận đủ lưu lượng máu từ nhau thai, cải thiện nguồn dự trữ sắt ở trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng sau sinh.
3. Bé được chậm kẹp dây rốn
Việc kẹp và cắt dây rốn chậm chỉ 3 phút sẽ giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Cụ thể đợi đến dây nhau ngừng đập mới cắt giúp trẻ sơ sinh tiếp tục nhận đủ lưu lượng máu từ nhau thai, cải thiện nguồn dự trữ sắt ở trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng sau sinh.
4. Mẹ và bé gắn kết hơn
Tất nhiên mẹ và bé đã có mối liên hệ mật thiết ngay từ khi bé trong bụng mẹ. Tuy nhiên 1 giờ đầu sau sinh hai mẹ con được gần nhau và được da tiếp da, giúp mối liên hệ này khăng khít hơn. Bản thân người mẹ cũng cảm thấy tự tin, thoải mái, hãnh diện, tự hào khi được là người đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất của trẻ, mà không một ai khác có thể làm được.
Trong quá trình da kề da với bé, người mẹ sẽ trào lên cảm xúc hạnh phúc, mãn nguyện, giúp cơ thể tăng sản xuất hormone oxytocin. Đây là loại hormone hỗ trợ tiết sữa nheieuf hơn và cũng giúp cơ thể mẹ hồi phục sau sinh nhanh hơn.
Nhiều nghiên cứu còn chứng minh, mẹ được da kề da với con sớm sẽ dễ dàng biểu lộ tình cảm với con sau này hơn. Những hành động như hôn, bế, nói chuyện, chia sẻ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Việc cho bé da kề da với mẹ sớm sẽ giúp nâng cao tỷ lệ nuôi con sữa mẹ thành công, đặc biệt ở quốc gia có tỷ lệ nuôi con bú thấ như Việt Nam. 60 phút da kề da làm thăng hormone prolactin ở mẹ giúp tạo sữa mà giúp bé bú mẹ liên tục.
5. Nâng cao tỷ lệ nuôi con sữa mẹ thành công
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Việc cho bé da kề da với mẹ sớm sẽ giúp nâng cao tỷ lệ nuôi con sữa mẹ thành công, đặc biệt ở quốc gia có tỷ lệ nuôi con bú thấ như Việt Nam. 60 phút da kề da làm thăng hormone prolactin ở mẹ giúp tạo sữa mà giúp bé bú mẹ liên tục.
6. Bé được an tâm vì tìm thấy sự thân thuộc
Khi bị tách mẹ, trẻ sẽ phản đối bằng cách khóc dữ dội, để gây sự chú ý của mẹ và được mẹ thỏa mãn nhu cầu. Nếu không được gần mẹ, khóc mãi trẻ sẽ chán, trẻ dần đi vào trạng thái tuyệt vọng. Trẻ nín khóc, không phản đối nữa nhưng là trong trạng thái bí bách chứ không phải thoải mái.Trẻ sơ sinh sau khi chào đời sẵn sàng tương tác với mẹ. Những trẻ không được hưởng “đặc quyền” này sẽ rất cảnh giác và hay nhìn chằm chằm vào gương mặt mẻ để cố tìm sự thân thuộc từ mùi, giọng nói và làn da mẹ. Trong khi những trẻ được da kề da với mẹ ngay sau sinh thì không như thế. Những trẻ này có bản năng sinh tồn cao hơn những trẻ không được gần mẹ, bị tách mẹ sớm.
7. Hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch
Hệ thống miễn dịch của bé được kích thích khi được mẹ da tiếp da. Hệ thống miễn dịch trưởng thành của mẹ truyền các kháng thể thông qua làn da mẹ và sữa mẹ cho bé, tăng độ ẩm cho da bé và tạo một lớp bảo vệ chống vi khuẩn có hại thâm nhập qua da bé.
Theo PLXH
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua