Không muốn con trở thành kẻ sống ỷ lại, đây là 1 việc mọi cha mẹ cần làm càng sớm càng tốt
Một cái cây trồng trong nhà kính sẽ chẳng thể nào phát triển thành đại thụ, hiên ngang nghênh tiếp sương gió mặn mòi.
Một đứa trẻ cũng vậy, cần phải học cách đối diện với tất cả mọi chuyện ngay từ sớm, thì khi lớn lên, chúng mới có thể tự vươn lên, tự gánh vác cuộc sống của chính mình. Nếu không, việc thiếu mọi kỹ năng sống sẽ chỉ khiến trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Yêu con, không muốn con sau này sống ăn bám, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, bố mẹ cần phải học cách buông tay càng sớm càng tốt.
Buông tay để dạy con không có nghĩa là bố mẹ phủi bỏ trách nhiệm của mình mà hành động này chính là cách thể hiện trách nhiệm hơn đối với tương lai của con trẻ.
Biết buông tay mới là những ông bố bà mẹ thông minh và yêu con sâu sắc. Thử nghĩ xem, khi bạn thay con đối mặt rủi ro mạo hiểm, rủi ro mạo hiểm vẫn sẽ tái hiện, bạn đỡ cho con bạn được bao nhiêu lần?
Bạn thay con đi con đường chúng phải đi, con bạn sau vẫn sẽ phải ngậm nước mắt để đi lại con đường đó… đó là những việc mà tự thân chúng phải thực hiện, phải đối mặt, không ai có thể thay thế được.
Trên con đường trưởng thành của con cái, bố mẹ có thể tham gia, góp ý, định hướng và dẫn dắt nhưng tuyệt đối không thể thế thân cho con. Chúng ta không nỡ nhìn thấy con khổ thì thế giới ngoài kia sẽ khiến chúng rất khổ.
Yêu con không có nghĩa là bố mẹ làm tất cả mọi việc thay con. Ảnh minh họa.
Chúng ta đều nói mình yêu con nhưng hãy thử nghĩ lại xem cách chúng ta yêu con đã đúng hay chưa? Có khi nào chúng ta đang lợi dụng danh nghĩa của tình yêu mà vượt qua giới hạn của người làm cha mẹ?
Làm bố mẹ, ai cũng muốn dành tất cả tình yêu cho con, cũng biết nuông chiều con sẽ là hại con nhưng có những lúc, chúng ta đi quá giới hạn yêu, chạm tới mức nuông chiều mà không hay.
Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể, bố mẹ nên áp dụng cách buông tay để con có cơ hội trưởng thành.
1. Hình thành cho con thói quen tự phục vụ bản thân từ nhỏ
Khi trẻ còn nhỏ, người lớn đặc biệt là ông bà thường hay lo lắng trẻ ăn không đủ no, chỉ thiếu nước không thể ăn thay cho cháu.
Lại có những bậc phụ huynh thấy con mình ăn vừa bẩn vừa chậm, nhìn con cầm đũa lóng ngóng liền tự tay bón cho con ăn cho nhanh.
Thế nhưng cứ như vậy, chúng ta không chỉ đánh cắp mất cơ hội tự luyện tập, tự độc lập, trưởng thành của con mà còn không thể dạy con biết trân trọng đồ ăn thức uống.
Khi trẻ không muốn ăn bố mẹ không cần ép, qua giờ ăn không còn cơm để ăn, cứ để cho trẻ biết thế nào là đói, vài lần chúng sẽ tự nhận thức được rằng phải ăn đúng giờ. Điều này có ích cho sức khỏe, ý chí, tâm lý của con.
Khả năng tự lập, tự xử lý vấn đề của bản thân càng kém thì hòa nhập vào môi trường mới càng trở nên khó khăn. Người làm bố mẹ không nên để tình yêu dành cho con trở thành chướng ngại vật cản trở sự trưởng thành của trẻ.
Rất nhiều người cảm thấy con mình còn quá nhỏ để tự mặc áo, đi giày… Thực ra không phải trẻ không làm được mà là người lớn không muốn để con thử sức.
Rất nhiều trẻ đi mấu giáo vẫn không có khả năng tự lo cho mình như tự mặc quần áo, tự đi giày hay tự vào nhà vệ sinh… Thấy những bạn khác biết làm mà mình không biết làm, liệu trẻ có cảm thấy tự ti?
Vì thế mới nói, nếu bố mẹ ôm đồm bao bọc trẻ càng nhiều, năng lực, kỹ năng sống của trẻ càng kém.
Ảnh minh họa.
2. Không để sự nuông chiều cản trở sự trưởng thành của con
Thực ra khi trẻ hơn 2 tuổi đã có thể mặc những món đồ đơn giản. Bố mẹ hay trao thêm niềm tin cho con, nhẫn nại và cổ vũ con, đừng lấy mất cơ hội luyện tập của con, các bé sẽ làm được những việc mà người lớn cho là chưa thể ấy.
Yêu con không phải là làm thay con mọi việc mà là hướng dẫn con tự làm những việc của chúng.
Chúng ta luôn hy vọng con cái có thể tôn trọng mình và bề trên. Nhưng nếu ngày ngày chúng ta chỉ làm công việc của một bảo mẫu, làm sao trẻ có thể nâng cao lòng tôn trọng dành cho chúng ta?
Kiểu bố mẹ bảo mẫu, thay con làm mọi việc không chỉ hủy hoại con mà còn khiến trẻ cảm thấy sự hy sinh của bố mẹ là lẽ đương nhiên, không đáng trân trọng, từ đó, có thể chúng ta sẽ hình thành ra những đứa con vô ơn.
Thế nhưng nói đi vẫn phải nói lại, nhiều bậc cha mẹ vẫn muốn ôm đồm vì không nỡ nhẫn tâm nhìn con khổ.
Lối suy nghĩ này thật sai lầm, nhất là trong thời đại cạnh tranh mạnh mẽ, xã hội không ngừng thay đổi như hiện nay.
Nếu không thể bao bọc con cả đời, bố mẹ hay ngừng ngay việc thay con làm mọi việc. Khi bố mẹ đứng chặn trước mặt con cái, chúng sẽ mất đi cơ hội hình thành những năng lực căn bản như sự tự tin, tính độc lập, trách nhiệm và sáng tạo…
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Cha mẹ phải làm thế nào để con yêu trở nên hạnh phúc?
- Những dấu hiệu sốc thuốc ở trẻ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý
- Cẩm nang làm cha mẹ: Thưởng phạt trẻ phải công minh
- Thay đổi vài từ, cha mẹ dạy con hiệu quả không ngờ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua