Kinh nghiệm sinh con mùa hè để mẹ nhanh hồi sức, bé tăng ký đều
So với việc sinh con vào mùa đông thì các mẹ thường thấy lo lắng hơn khi sinh vào mùa hè. Vì thời tiết mùa hè oi bức khiến hai mẹ con khó chịu, dễ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng lẫn thể chất. Việc trang bị cho mình những kinh nghiệm vừa hay vừa chuẩn khoa học sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ.
1/ Hai ngày đầu sau sinh mẹ chỉ nên ăn cháo
Sinh xong, dạ dày cần 1-2 tuần để trở lại trạng thái bình thường. Chính vì thế mà lượng đồ ăn nên tăng từ từ để cơ thể kịp thích ứng. Lúc này, món cháo là lựa chọn tốt nhất dành cho mẹ (đặc biệt là 2 ngày sau sinh). Trong gạo có nhiều vitamin, amino acid, carbohydrate, chất béo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Ngoài cháo gạo tẻ nấu cùng thịt, rau củ quả (bí đỏ, mùng tơi, rau ngót...) các mẹ cũng có thể ăn thêm canh, uống nước gạo rang, nước lá... để kích thích sữa về, giải nhiệt cơ thể.
Ngoài ra, mẹ đẻ mổ thì 6 giờ sau sinh không được ăn gì, nếu quá đói thì chỉ nên ăn chay, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi”, bài tiết dễ dàng.
Đồ tanh và hàn như cua, rau đay, cá, ốc, đồ quá ngọt, quá nhiều dầu mỡ, sữa đậu nành, trứng vịt lộn, nước dừa… tránh ăn ngay sau sinh để ngăn đầy hơi, đông máu. Đây là kiêng cữ khi sinh con vào mùa hè rất quan trọng mà mẹ không được phép bỏ qua. Uống thật nhiều nước mỗi ngày để tránh bị mất nước, giảm tiết sữa do thời tiết quá oi bức.
2/ Cho bé bú sữa mẹ liên tục và đúng cách
Vì mùa hè khá nóng nên mẹ chú ý cho con bú sữa mẹ liên tục để cung cấp đủ dinh dưỡng và nước cho bé, tránh để bé tiểu nước có màu sậm, mất nước dẫn đến suy kiệt cơ thể, ảnh hưởng não bộ. Khi cho con bú, mẹ đừng tham chỉ cho bé bú lớp sữa giữa và cuối béo ngậy mà vắt bỏ mất lớp sữa loãng ban đầu. Lớp sữa này tuy ít chất béo nhưng lại chứa nhiều nước và kháng thể có vai trò bù nước, giúp bé không bị khát và tăng sức đề kháng chống lại những căn bệnh phổ biến ở mùa hè. Lưu ý thêm là trước khi cho bú mẹ nên lấy khăn thấm nước lau sạch đầu ti.
Với những mẹ nuôi con bằng sữa ngoài thì nên cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội để giải khát. Mỗi lần uống từ 4-5 thìa, ngày uống nhiều lần.
Sinh con vào mùa hè, thời tiết nóng khiến mồ hôi, sản dịch và khí hư ra nhiều, cơ thể bốc mùi, nổi mụn ngứa, vết rạch tầng sinh môn bị nhiễm trùng. Vì thế, trong vòng hai ngày đầu sau khi sinh, mẹ nên tắm rửa sạch sẽ để giữ vệ sinh cho bản thân cũng như cho chính bé (vì bé lúc nào cũng nằm sát bên mẹ mà).
Riêng vùng kín, mẹ nên rửa khoảng 4 lần một ngày rồi thấm nhẹ bằng khăn khô. Viêm nhiễm âm đạo là một trong những bệnh lý nguy hiểm sau sinh, dễ ảnh hường đến các bộ phận sinh dục bên trong. Kiêng sinh hoạt “chăn gối” với chồng trong vòng ít nhất 8 tuần sau sinh đảm bảo an toàn cho mẹ.
4/ Không mặc nhiều quần áo, ủ ấm, đội mũ, đeo găng cho bé
Nếu có ngày dự sinh vào mùa hè, mẹ mua quần áo cho con nhớ chọn nhiều bộ ngắn tay ngắn chân, chất liệu mát mịn, thấm hút mồ hôi tốt, cúc áo thiết kế dễ mở. Chỉ mua ít bộ dài để mặc ban đêm hoặc lúc con phải ra ngoài mà thôi.
Một mẹo dành cho mẹ sinh con vào mùa hè là đừng sợ con bị lạnh mà ủ ấm quá kĩ sẽ khiến bé bị đổ mồ hôi thấm ngược vào trong gây nhiễm lạnh, viêm phổi rất khó chữa. Bao tay, bao chân, mũ đội thóp hạn chế sử dụng khi trời oi bức. Nếu sợ con bị gió, mẹ đắp thêm một chiếc chăn mỏng nhỏ thoáng nhẹ là được. Khi nào con ra ngoài thì nhớ mặc áo khoác, đội mũ, có ô dù hoặc khăn che nắng bên trên.
Mùa hè, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 37-38 độ C. Lúc này, mẹ cảm thấy mệt mỏi và khó thở, bứt rứt trong người. Cách tốt nhất là ngồi dậy vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông, người thư thái. Nếu dùng điều hòa nhiệt độ, mẹ nên để từ 25-27 độ C và không bật quá 4 tiếng liên tục. Việc bật điều hòa kín gió cả ngày sẽ khiến mũi bé bị khô, mắc bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh. Mẹ cũng nên làm công tác tư tưởng cho người nhà là có thể xông hơ sau sinh cho mẹ lẫn bé để khỏe người, sau này đỡ đau nhức xương khớp, bệnh tật. Tuy nhiên, nên làm cẩn thận, vừa phải, tránh tình trạng bắt bà đẻ nằm than gây nóng bứcc cực độ và còn nguy hiểm tính mạng trẻ. Để nắm rõ kiến thức này, mẹ nên tham khảo trước 9 kiêng cữ sau sinh sai trầm trọngrồi dặn dò người nhà kĩ lưỡng, tránh phạm phải.
6/ Chú ý an toàn vệ sinh thực phẩm
Thời điểm trong hè là lúc dịch bệnh tiêu chảy và tay chân miệng bùng nổ. Mẹ chú ý lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng để ăn vào không ảnh hưởng đến nguồn sữa, không làm hại hệ tiêu hóa của con. Với các bé uống sữa ngoài thì phải rửa bình và tiệt trùng các dụng cụ như thìa, cốc, núm ti thật sạch sẽ bởi nhiệt độ cao và ẩm của mùa hè sẽ là điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
7/ Lưu ý khi cho bé ra ngoài
Cố gắng tạo điều kiện đưa con ra ngoài tắm nắng vào buổi sáng và hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên, khi đưa con đi chơi vào mùa hè, các mẹ cần lưu ý:
-Không cho bé ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 14h chiều. Đây là thời điểm nắng nóng cao điểm nhất trong ngày.
-Đội mũ và che khăn cho bé để tránh ánh nắng trực tiếp và các loại côn trùng.
-Không đưa bé đến nơi quá đông người để tránh ngột ngạt, lây nhiễm dịch bệnh.
Một mùa hè nữa lại đến, mẹ nào sinh con vào mùa hè này thì nhất định phải tham khảo những kinh nghiệm trên để hai mẹ con khỏe mạnh, tránh lâm vào cảnh bức bối khó chịu, bệnh vặt này nọ nha. Chỉ cần lưu ý một chút thôi mà mẹ sẽ thu về những kết quả ngoài mong đợi đấy!
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Muốn sinh con thứ 2 trong năm 2018, mẹ nhất định phải biết 6 điều này!
- 3 lợi ích không ngờ khi mẹ sinh con vào mùa hè
- Sinh con tự nhiên phản khoa học, Bộ Y tế đề nghị ngăn chặn thông tin truyền bá
- Sinh con cách nào là quyền của người mẹ nhưng phải an toàn cho trẻ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua