Muốn sinh con thứ 2 trong năm 2018, mẹ nhất định phải biết 6 điều này!
Năm 2018 Mậu Tuất được coi là năm đẹp để sinh con nên nhiều gia đình đang rục rịch chuẩn bị để sinh thêm bé thứ hai. Trước khi sinh thêm "bé cún", các mẹ nhất định phải nắm rõ những vấn đề dưới đây.
1. Hai lần sinh nên cách nhau bao lâu?
Trên thực tế, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này vì lựa chọn sinh con thứ hai vào thời gian nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của các bác sĩ, các mẹ nên đợi ít nhất 2 năm sau khi con đầu lòng chào đời rồi hãy lên kế hoạch cho bé tiếp. Lúc này, bé đầu đã đủ cứng cáp và có thể cai sữa, cơ thể mẹ cũng đã hồi phục.
Mẹ nên đợi bé lớn cứng cáp và sức khỏe bản thân hồi phục rồi hãy mang thai tiếp. (Ảnh minh họa)
Nếu sinh mổ lần đầu thì thời gian này nên kéo dài hơn một chút để tử cung hoàn toàn hồi phục, tránh các nguy cơ biến chứng nguy hiểm xảy ra trong lần mang bầu tiếp theo.
2. Sinh con thứ hai vào độ tuổi nào là thích hợp?
Tuy cần thời gian để cơ thể hồi phục nhưng các mẹ cũng không nên đợi lâu quá, tốt nhất nên sinh con trước khi bước sang tuổi 35. Phụ nữ mang thai khi tuổi đã cao dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Đương nhiên, dù đã qua độ tuổi này, bạn vẫn có thể sinh con nhưng nên kiểm tra sức khỏe toàn diện và tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
3. Lần đầu mổ lấy thai thì lần hai có phải mổ không?
Trên thực tế, đây là một sự hiểu lầm thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Không phải ai sinh mổ lần đầu thì cũng bắt buộc phải sinh mổ ở những lần mang thai sau.
Nếu khoảng thời gian giữa hai lần sinh thích hợp và tình trạng sức khỏe của mẹ cho phép thì hoàn toàn vẫn có thể sinh thường.
Lần đầu mổ lấy thai, lần hai mẹ vẫn có thể sinh thường nếu bác sĩ cho phép. (Ảnh minh họa)
4. Bé đầu hay bệnh, khó nuôi thì bé thứ hai có vậy không?
Nếu không may bé đầu tiên thường xuyên bị bệnh, khó nuôi thì các mẹ sẽ rất e ngại chuyện sinh bé thứ hai vì sợ bé cũng sẽ giống anh, chị. Tuy nhiên, mẹ chỉ cần lo nếu bé đầu mang các bệnh di truyền còn nếu không thì tính cách, thể trạng của các bé có thể khác nhau.
5. Làm thế nào để bé đầu không cảm thấy tủi thân khi mẹ mang bầu bé thứ hai?
Trước tiên, mẹ phải làm "công tác tư tưởng" cho các bé ngay từ khi chuẩn bị mang thai rằng dù em chào đời thì tình cảm bố mẹ dành cho bé cũng vẫn không thay đổi.
Thứ hai, mẹ có thể để bé thường xuyên tiếp xúc với em, nói chuyện với em, chăm sóc mẹ trong thời kì mang thai để hình thành tình cảm của bé với em.
Ngoài ra, bố mẹ phải thật sự duy trì sự công bằng trong đối xử với hai bé để các bé không có cảm giác ghen tị.
Mẹ hãy làm "công tác tư tưởng" cho bé đầu sớm để bé không tủi thân khi em chào đời. (Ảnh minh họa)
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sau sinh, mẹ chua xót thú nhận: 'Có con đã phá hủy dáng vóc tôi'
- 6 điểm chung của những cha mẹ có con chưa thành công
- Nếu có con gái, nhất định phải dạy con 5 bài học quan trọng này
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua