Kỳ tích: Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang thai và sinh con ở tuổi 60
Hà Nội, ngày 19/8/2017, Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 – 2017) và hội thảo tổng kết “Tuần lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2017”. Chương trình diễn ra nhân kỷ niệm cột mốc 20 năm Bộ trưởng Bộ Y Tế ký quyết định cho phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (19/8/1997 – 19/8/2017).
Cặp vợ chồng lớn tuổi nhất từ trước đến nay có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm đến từ Bắc Giang đã chia sẻ niềm hạnh phúc vô bờ bến với nhiều gia đình hiếm muộn tại hội thảo.
Vợ chồng bà Nguyệt hạnh phúc bên đứa con bé nhỏ.
Hiện đang tuổi 61, vợ chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt (Lạng Giang, Bắc Giang) không giấu nổi niềm hạnh phúc khi ôm cậu con trai kháu khỉnh tên Nguyễn Trọng Khánh đã được 18 tháng tuổi. Bà Nguyệt cho biết, bà có cô con gái lớn đã lập gia đình từ năm 2009. Vợ chồng bà đến tuổi nghỉ hưu, gia cảnh vắng vẻ, quạnh người nên ông bà quyết định tìm cơ hội để có thêm mụn con.
Đi khắp các bệnh viện ở Hà Nội, vợ chồng bà đều bị từ chối vì tuổi đã cao, không còn phù hợp với việc sinh đẻ nữa, chưa kể việc phải dự phòng các bệnh của tuổi già như huyết áp, tim mạch...
Không nản, đến năm 2015, hai vợ chồng tìm đến với BV Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn khi tuổi đời chạm con số 60, cũng vẫn khát khao có thêm mụn con. Ở đây ông bà Nguyệt bất ngờ nhận được sự đồng ý từ bác sĩ Lê Thúy Hiền.
Điều may mắn hơn cả là chỉ làm một lần duy nhất, vợ chồng bà Nguyệt nhận được tin vui vì ca hỗ trợ sinh sản thành công hơn cả dự liệu. Qúa trình mang thai ở tuổi 60 cũng không khiến bà Nguyệt mệt mỏi, dù thời gian đầu bà phải được tiêm thuốc giữ thai.
Thai giữ được đến tuần thứ 37 thì bà Nguyệt được mổ đẻ. Cậu con trai nặng 2,6kg chào đời là niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời của vợ chồng bà Nguyệt và với cả đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn.
Những cảm xúc, kinh nghiệm điều trị thực tế của của các cặp vợ chồng đã tiếp thêm hy vọng cho các cặp vợ chồng cùng cảnh ngộ. Đó là trường hợp của gia đình chị Trương Thị Hà, anh Lê Văn Năm. Cả hai vợ chồng đều bị liệt nửa người, tưởng chừng không thể có con nhưng sau những lần nỗ lực, cùng sự giúp sức của các bác sĩ bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, họ đã có được một bé trai.
Hay như trường hợp của gia đình chị Nguyễn Thanh Thủy, anh Nguyễn Tuấn Anh đã 6 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm tại các nơi khác bằng phương pháp xin tinh trùng nhưng không thành công, sau đó đến bệnh viện chọc PESA và sinh con bằng chính tinh trùng của chồng. Một trường hợp đặc biệt khác là gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền, anh Đặng Hồng Thanh bị bất thường nhiễm sắc thể nhưng cuối cùng cũng có được 1 bé trai và 1 bé gái.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Sản phụ sinh con trai ngay trên xe taxi bởi tài xế 'mát tay'
- 6 loại rau quả giàu axit folic giúp bà bầu sinh con không dị tật
- Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không, có thể sinh con không?
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua