Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không, có thể sinh con không?
Chức năng được biết đến nhiều nhất của buồng trứng là sản sinh trứng và các chức năng nội tiết là tạo ra các hormone. Nếu trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ điều chị em lo lắng nhất là cắt buồng trứng có kinh nguyệt không và khả năng mang thai còn hay mất.
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?
Có hai trường hợp chính cần cắt bỏ buồng trứng gấp đó là phụ nữ bị các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ như u nang buồng trứng hoặc đã đến thời kỳ mãn cần cắt bỏ để hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng.
Ở độ tuổi sinh sản và đang trong giai đoạn mong có con, khi cơ thể còn sung sức, điều chị em quan tâm nhất chính việc phải cắt bỏ một hay cả 2 buồng trứng cùng một lúc.
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không phụ thuộc vào việc cắt một hay cả hai bên
Cơ thể mỗi chị em đều có 2 buồng trứng, bên trái và bên phải. Trường hợp cả 2 đều mắc bệnh, có nguy cơ ung thư bắt buộc bác sĩ phải chỉ định cắt bỏ cả 2 bên. Khi đó chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nên và chắc chắn không thể có kinh nguyệt trở lại.
Tuy nhiên, nếu một bên vẫn còn khả năng hoạt động bình thường và có thể chữa trị được, theo như lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nên giữ lại. Vì hai buồng trứng hoạt động độc lập nên chỉ cần còn một đã đủ để tránh những thay đổi trong khả năng sinh sản và chức năng nội tiết. Và tin vui là bạn vẫn còn kinh nguyệt, có thể phòng tránh được những rủi ro về sức khỏe của thời kỳ mãn kinh sớm.
Khả năng phục hồi sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ phụ thuộc vào tổng quát sức khỏe và phương pháp được xác định tiến hành khi mổ. Thông thường khoảng 6 tuần. Trong khi phẫu thuật, rủi ro mất máu nhiều có thể xảy ra. Điều này đồng nghĩa vài tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể bị nhiễm trùng gây sốt hoặc tấy đỏ và đau gần vị trí mổ.
Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp bạn xác định cũng như loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai như: yếu tố dinh dưỡng, cân nặng, bệnh tật... , đồng thời cũng là nhân tố quan trọng làm nên một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Nhất là với 6 vấn đề sức khỏe sau, vợ chồng bạn cần...
Cơ hội mang thai sau khi cắt buồng trứng
Cơ hội thụ thai thành công sau khi cắt bỏ một bên buồng trứng là 50%. Cắt bỏ 2 buồng trứng không có khả năng thụ thai tự nhiên thành công. Mẹ có thể có thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng.
Vì sao mẹ vẫn có thể có con nếu còn một buồng trứng? Theo cấu trúc tự nhiên, có buồng trứng là điều kiện cần để đánh giá mức độ thụ thai thành công sau mỗi lần quan hệ. Tương ứng với hai buồng trứng sẽ là hai ống dẫn trứng. Cả hai đều có nhiệm vụ dẫn đường để tinh trùng tìm đến trứng và tạo thành trứng thụ tinh. Tuy chung một nhiệm vụ nhưng hai buồng trứng hoạt động độc lập. Đó là lý do nếu phải cắt một bên buồng trứng thì bên còn lại vẫn có đủ khả năng để duy trì sức khỏe sinh sản.
Quan hệ vợ chồng không bị ảnh hưởng khi chị em phải cắt buồng trứng
Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật cắt bỏ một bên những can thiệp vào cùng chậu có thể dễ để lại những sẹo dính. Để tính tới chuyện có thai và thụ tinh thành công ngoài việc canh ngày rụng trứng chính xác thì hai vợ chồng cần kiêng ít nhất là 6 tháng sau để cho cơ thể người phụ nữ khỏe hẳn lại và buồng trứng còn lại hoạt động trở lại bình thường.
Nếu thoải mái trong quan hệ vợ chồng mà khoảng một năm sau chưa có thai thì người vợ cần tới bệnh viện kiểm tra xem là vòi trứng bên còn lại thông hay tắc, buồng trứng có trứng rụng hàng tháng không.
Nói thêm về chuyện quan hệ tình dục, dù cắt một hay cả 2 buồng trứng thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ khi yêu. Điều quan trọng vẫn là việc duy trì cảm xúc yêu thương hằng ngày.
Để không gặp phải vấn đề như cắt buồng trứng có kinh nguyệt không, cách tốt nhất là phải phòng tránh các bệnh về buồng trứng. Đồng thời nếu phát hiện bấy kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan đến buồng trứng thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Mẹ vào viện sinh con, giỏ đựng đồ nhất định phải có những thứ này!
- Chuyện người mẹ trẻ quyết hoãn trị ung thư để sinh con an toàn
- Nghiên cứu mới: Đàn ông càng lớn tuổi càng dễ sinh con trai thông minh
- Thói quen thức khuya, ngủ nướng khiến vợ chồng bạn khó có con
- Có con, hình như đàn bà hết muốn làm... vợ
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua