Làm thế nào để phòng, tránh ngộ độc hải sản mùa du lịch?
Thực phẩm càng giàu đạm, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao
Thủy, hải sản là món ăn ngon, giàu đạm, dễ tiêu và tốt cho sức khỏe, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây các bệnh nguy hiểm như: Giun sán, dị ứng, ngộ độc. Mùa nắng nóng là thời điểm các bệnh viện thường xuyên tiếp nhận các ca ngộ độc thực phẩm. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), có 2 nhóm nguy cơ gây ngộ độc, đó là do vi khuẩn có trong thực phẩm ôi thiu và độc tố có sẵn trong thực phẩm. Vào những ngày nắng nóng, thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn, ôi thiu hơn nếu không được bảo quản, chế biến cẩn thận. Các loại hải sản giàu đạm thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn càng cao. Khi ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, các biểu hiện thường gặp là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước, tụt huyết áp…
Vì vậy, khi đi du lịch, nhất là tới những vùng biển, các gia đình có sử dụng thủy, hải sản cần chú ý đến vấn đề bảo quản, chế biến thực phẩm tại các nhà hàng. Bên cạnh đó, trong một số loại hải sản như: Ốc, cá nóc, sam… có chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Trong cá và hải sản độc, trứng và gan là nơi tập trung độc chất cao nhất. Có những hải sản độc, thịt và da là những nơi tập trung độc tố cao nhất, như cá bống vân mây. Chất độc của cá này tuy có ở tất cả các bộ phận cơ thể, nhưng tập trung nhiều nhất ở da.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, hầu hết các trường hợp ngộ độc hải sản nặng nhập viện là do ăn phải những loài chứa độc tố mạnh. Ngoài ra, cũng có một số người bị trúng độc do sờ mó hoặc vô tình chạm vào những loài rắn biển, cá mặt quỷ, mực đốm xanh, ốc cối… nên bị chúng cắn, chích hoặc phóng tên độc. Các độc tố của con vật sẽ theo răng hoặc phóng ra xâm nhập cơ thể người qua vết thương gây ngộ độc.
Tại Việt Nam chưa có thống kê chính xác các trường hợp ngộ độc hải sản, nhưng qua các cảnh báo về những ca tử vong do ăn cá nóc và hải sản độc trên các phương tiện truyền thông cho thấy, con số này không hề nhỏ. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Viện Hải dương học Nha Trang đã nghiên cứu và công bố 39 loài sinh vật có chứa chất độc có khả năng gây chết người tại vùng biển nước ta, trong đó có 22 loài cá, 1 loài mực tuộc, 2 loài ốc, 3 loài cua, 1 loài sam và 10 loài rắn biển. Ngoài ra, có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện ở một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, tổng cộng có 41 loài sinh vật thủy, hải sản có chứa chất độc.
Không ăn hải sản chưa được nấu chín
PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), chuyên gia nghiên cứu về độc học và môi trường cho biết, nhiều du khách có sở thích ăn các loại hải sản tái, sống mà không biết đây là thói quen cực kỳ nguy hiểm, vì có thể gây ngộ độc cao. Do đó, tuyệt đối không ăn các loại hải sản chưa được nấu chín. Thậm chí, những loại cá được nuôi ở vùng nước dễ nhiễm thủy ngân cũng có khả năng gây ngộ độc khi ăn phải.
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, ngộ độc hải sản cũng như ngộ độc các loại thực phẩm khác, cần loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt, trong đó nôn là biện pháp hiệu quả nhất. Người bị ngộ độc có thể dùng lông gà (rửa sạch bằng nước muối), sau đó đưa vào gần cuống họng sẽ có phản ứng nôn hoặc cũng có thể dùng ngón tay ngoáy họng. Sau khi đã nôn, người bệnh uống nước trà đường nóng, nước sắc lá sim, lá ổi… để bù nước, cầm đi lỏng, rồi nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên lưu ý, biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm tốt nhất là thực hiện ăn chín, uống sôi. Bởi lẽ, nhiều thực khách khoái khẩu với món lẩu hải sản, nhưng cần phải nhúng cho hải sản chín kỹ rồi hãy ăn. Nếu ăn hải sản mới chín tái thì nguy cơ mắc bệnh vẫn còn nguyên. Ngoài ra, thực khách cũng không nên ăn hải sản đã chế biến từ lâu mà chỉ ăn món ăn mới nấu chín, còn nóng sốt.
Đối với những hải sản lạ, chưa từng ăn thì mọi người phải rất thận trọng, vì trong đó có thể chứa chất độc nguy hiểm, mà chúng ta không lường trước được. Không nên ăn hải sản ở vùng có thủy triều đỏ, do hải sản ở nơi này dễ nhiễm phải tảo độc, gây ngộ độc, nhất là các loại nghêu, sò, trai, ngao... Khi mua hải sản, không nên mua tôm, cua, sò, ốc, hến... đã chết, vì hải sản chết càng lâu, lượng histamin sinh ra càng nhiều, ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc, rất nguy hiểm.
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- 9 người ngộ độc sau ăn nấm: Bộ Y tế khuyến cáo tuyệt đối không ăn nấm lạ
- Nguy hại nắng nóng và ngộ độc ánh mặt trời
- Hàng loạt học sinh lớp 3 ngộ độc tại tiệc liên hoan cuối năm
- Bật xi nhan nhưng không rẽ, xi nhan nhầm hướng có bị phạt không?
- 12 trường hợp dù đi đúng tuyến vẫn không được hưởng BHYT, 5 trường hợp trái tuyến lại được chi trả 100%
- Ngành học "khó nhằn" nhưng không sợ thất nghiệp: Lương có thể tới 40 triệu đồng/tháng
- Năm học 2022-2023: Học phí tại Hà Nội có thể tăng gấp đôi
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua