'Lặng yên dưới vực sâu' kể chuyện tình sóng gió về tục 'cướp vợ'
Lặng yên dưới vực sâu là bộ phim truyền hình dài hơi (32 tập) hiếm hoi về khu vực miền núi phía Bắc. Kịch bản phim do nhà văn Đỗ Bích Thúy chắp bút. Chị chính là tác giả truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, đã từng được chuyển thể thành phim điện ảnh Chuyện của Pao.
Đoàn làm phim "Lặng yên dưới vực sâu" ra mắt tại Hà Nội.
Truyện vừa Lặng yên dưới vực sâu đã được nhà văn Đỗ Bích Thúy viết cách đây 10 năm, nay được VFC đặt Đỗ Bích Thúy chuyển thể thành kịch bản phim truyền hình.
Trailer phim "Lặng yên dưới vực sâu"
Bộ phim Lặng yên dưới vực sâu xoay quanh câu chuyện tình của Vừ (Đình Tú đóng) và Súa (Phương Oanh) trong khung cảnh thơ mộng bạt ngàn tam giác mạch ở Hà Giang. Gia cảnh của Vừ rất nghèo, khi anh chưa kịp ngỏ lời lấy Súa thì Phóng (Quốc Đam), một anh trai nhà giàu đã quyết định "cướp" Súa về làm vợ, đẩy cuộc sống của cả ba người vào bi kịch.
Đạo diễn Đào Duy Phúc (ở giữa) và nhà văn Đỗ Bích Thúy (bên phải).
Nhà văn Đỗ Bích Thúy, sinh ra ở Hà Giang, đã từng làm việc nhiều năm ở Hà Giang và phần lớn tác phẩm viết về người H'Mông cho biết: "Người H'Mông không gọi là "cướp vợ", đó là ngôn ngữ của người Kinh, mà họ gọi là "kéo vợ". Đây là một phong tục đẹp, xuất phát từ thực tế có những chú rể nghèo không thể đáp ứng được yêu cầu thách cưới. Gia đình hai bên bàn cách chọn một ngày nào đó cho chú rể "kéo" cô dâu về. Tục kéo vợ này không chỉ người H'Mông mới có mà còn có nhiều dân tộc khác. Theo thời gian phong tục đã bị biến tướng, ở một số nơi lợi dụng điều này để cướp vợ. Bộ phim này có đề cập đến chuyện đó".
Nữ diễn viên chính Phương Oanh (trái) và diễn viên Minh Phương.
Đoàn làm phim đã ăn dầm ở dề trên Hà Giang mấy tháng trời, đúng vào thời điểm mùa khô thời tiết khắc nghiệt nhất, khi nước sinh hoạt cực kiếm. Dịp cuối năm nhiệt độ có những hôm xuống tới 0 độ C. Nhưng bù lại họ đã có những cảnh quay thung lũng tam giác mạch rất đẹp và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hà Giang.
Đạo diễn Đào Duy Phúc cho biết để chuyển tải được chân thực đời sống của người H'Mông ngoài việc nghiên cứu trước, nhờ tư vấn về văn hóa dân tộc từ địa phương, thì đoàn làm phim đã ở Hà Giang suốt 4 tháng.
NSND Bùi Bài Bình.
Diễn viên phải học cách đi đứng, ăn ở của người H'Mông, cách họ lao động hàng ngày. Diễn viên Minh Phương kể khi thử gánh cỏ chị đã loạng choạng suýt ngã và không ngờ bó cỏ lại nặng đến thế. NSND Bùi Bài Bình sau 4 tháng ở Hà Giang cho biết: "Cảnh sắc ở đây đẹp đến ngỡ ngàng nhưng chiều xuống buồn lắm. Khi thấy khói bếp len lỏi trong không gian thấy buồn và nhớ nhà lắm".
Phim sẽ được phát sóng vào 14h30 thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần trên VTV3 bắt đầu từ 1/4/2017.
Một số hình ảnh trong phim:
Nguồn: Gia đình Việt Nam
- Phim 'Cha cõng con' không xa hoa nhưng 'ngốn' kinh phí kỳ lạ
- Bảo Thanh: Mẹ chồng tôi ở ngoài đời không 'dã man tàn khốc' như phim
- Chuyện cười ra nước mắt ở hậu trường các phim cổ trang
- Ngôi nhà phố quỷ: Phim kinh dị nghẹt thở cho những khán giả thích bị hù dọa
- The Boss Baby: Phim hoạt hình hứa hẹn làm tan chảy mọi con tim
- Hai vợ chồng cùng thấp, Hòa Minzy sốt sắng hỏi cách phát triển chiều cao cho con để cao vượt bố mẹ
- Ở tuổi 24, Quang Hải giàu cỡ nào?
- Mẹ đảm Sài Gòn chia sẻ công thức làm hũ dinh dưỡng thay thế bất kỳ bữa ăn nào trong ngày cho con, ngon - bổ - rẻ mà lại siêu tiện lợi
- Đầu năm trò chuyện với Lương Thế Thành: Ông bố dạy khéo và chiều con nhất nhì showbiz Việt, hé lộ kế hoạch đón thêm thành viên mới
- Thực đơn cơm nhà 4 món chưa tới 100.000 đồng, rất thích hợp cho ngày mát trời
- 10 kiểu tóc uốn layer phù hợp với mọi gương mặt chẳng bao giờ lo lỗi mốt
- Bạn trai tung ảnh tình tứ bên H'Hen Niê, vẫn dùng cách quen thuộc để che mặt đối phương
- 4 loại vắc-xin dịch vụ rất cần cho trẻ nhỏ: Cha mẹ nhớ kỹ
- 1Dấu hiệu nhận biết "100%" mẹ bầu mang thai bé trai
- 2Hướng dẫn cách cho trẻ ăn hoa quả theo từng tháng tuổi
- 3Mang thai con đầu lòng thường bao nhiêu tuần thì sinh?
- 4"Chuẩn không cần chỉnh" cách tính sinh trai, gái của cổ học phương Đông
- 511 biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục bé trai mẹ không được bỏ qua